Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ toàn diện

Người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng… có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ các chi phí sau đây:

Cụ thể, Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT- -BLĐTBXH-BTC quy định các mức hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức

- Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức sau:

+  Người khuyết tật: Tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.

+ Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.

+ Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.

+ Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.

+ Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối nêu trên: Mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.

+ Riêng ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.

+ Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu trên chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.

- Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;

- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;

- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 km trở lên;

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ toàn diện
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ toàn diện (Ảnh minh họa)

Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài

- Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định;

- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp;

- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động;

- Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tối đa 750.000 đồng/người.

Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài

Cụ thể, sẽ hỗ trợ cho người lao động trong các trường hợp rủi ro sau đây:

- Hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/trường hợp;

- Trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp;

Hỗ trợ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề

Người lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ  đào tạo nghề và đào tạo ngoại ngữ.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.