Người đồng tính có được bố trí buồng giam riêng?

Người đồng tính có thể hiểu là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người cùng giới. Nếu người đồng tính phạm tội có được bố trí buồng giam riêng?

Tạm giam người đồng tính ở buồng nam hay nữ?

Theo khoản 4 Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015:

“4. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:

a) Người đồng tính, người chuyển giới;

b) Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;

c) Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.”

Theo đó, người đồng tính, người chuyển giới được bố trí giam giữ ở buồng riêng.

Ngoài ra, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình, phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng, người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần… cũng được áp dụng quyền này.

Quy định này đảm bảo rằng, mọi đối tượng đều nhận được sự đối xử bình đẳng trước pháp luật đồng thời bảo đảm quyền lợi của những đối tượng này.

Tham khảo thêm: Chế độ với người bị tạm giam, tạm giữ.

Người đồng tính có được bố trí buồng giam riêng?
Người đồng tính có được bố trí buồng giam riêng (Ảnh minh họa)

Luật là thế… nhưng khó thực thi

Theo Khoản 2 Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định:

Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng […] thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.

Theo đó, khi đưa ra quyết định về không gian tạm giữ, các cán bộ tại trại tạm giam sẽ phải xác nhận giới tính, đây là một điều không hề dễ dàng để xác định với người đồng tính.

Tuy có thể biết người đồng tính thông qua tiếp xúc, giao tiếp nhưng điều này không thể làm cơ sở đưa ra quyết định. Ngoài ra, các thông tin về giới tính ghi trong Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh và cấu tạo sinh học của bộ phận cơ thể sẽ gây khó khăn cho việc xác định giới tính thật sự của đối tượng.

Do đó, từ quy định tới thực tế áp dụng là một quãng đường dài còn nhiều tồn tại cần được khắc phục.

Xem thêm: 

Tạm giữ và tạm giam khác nhau như thế nào?

Khi nào bị can được nộp tiền để tại ngoại?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn giá tính thuế, phí với tài sản thừa kế, quà tặng

Hướng dẫn giá tính thuế, phí với tài sản thừa kế, quà tặng

Hướng dẫn giá tính thuế, phí với tài sản thừa kế, quà tặng

Rất nhiều người băn khoăn rằng khi nhận thừa kế, tặng cho là nhà, đất… mà phải chịu thuế, phí khi đăng ký sang tên quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giá tài sản để áp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà, đất được tính ra sao?.