Tết năm nay, người dân được đốt loại pháo nào?

Nghị định 137/2020 vừa được ban hành ngày hôm qua (27/11/2020) về quản lý và sử dụng pháo đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, trong đó có quy định cho phép người dân được sử dụng pháo hoa trong dịp Tết, ngày cưới, sinh nhật…

Nhiều nhẫm lẫn về “pháo hoa” và “pháo hoa nổ”

Điều 17 Nghị định 137/2020 quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa là:

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo quy định nêu trên, người dân được sử dụng pháo hoa trong những dịp đặc biệt kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực - 11/01/2021. Tuy nhiên, người dân cần phân biệt rõ pháo hoa và pháo hoa nổ.

Điều 3 của Nghị định này giải thích rất rõ về hai khái niệm này như sau:

- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.

Nói tóm lại, người dân chỉ được sử dụng pháo hoa – loại pháo không gây ra tiếng nổ - trong dịp tết, sinh nhật, khai trương, kỷ niệm. Và đặc biệt, chỉ được mua loại pháo này tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Người dân chỉ được phép đốt pháo hoa, không phải pháo hoa nổ như ảnh 


Trường hợp nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ?

Loại pháo phổ biến được thấy trên bầu trời vào các sự kiện lớn chính là pháo hoa nổ. Theo Điều 11 của Nghị định 137, chỉ các trường hợp sau đây, các tỉnh, thành được tổ chức bắn pháo hoa nổ:

- Tết Nguyên đán: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn không quá 15 phút vào đêm giao thừa

- Giỗ tổ Hùng Vương: Tỉnh Phú Thọ được bắn không quá 15 phút vào 21 giờ ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch

- Ngày Quốc khánh: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn không quá 15 phút vào 21 giờ ngày 2/9

- Ngày Chiến thắng Điện Biên phủ: Tỉnh Điện Biên được bắn không quá 15 phút vàon 21 giờ ngày 07/5

- Ngày Chiến thắng (30/4)

- Ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…


Trên đây là giải thích về thắc mắc Tết năm nay được đốt loại pháo nào theo Nghị định 137. Nếu còn băn khoăn về quy định mới này, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Thêm nhiều trường hợp cấm sử dụng pháo từ 11/01/2021

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục