Người biểu diễn là ai? Có quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ?

Việc truyền tải, đưa tác phẩm đến với công chúng có thể bằng nhiều cách khác nhau nhưng thông qua người biểu diễn là phổ biến nhất. Vậy người biểu diễn là ai, họ có những quyền gì?

Người biểu diễn là ai?

Theo Điều 3 Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng:

Người biểu diễn là các diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Trên cơ sở này, Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan, trong đó có người biểu diễn gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Như vậy, người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.

người biểu diễn là aiNgười biểu diễn là ai và có những quyền gì? (Ảnh minh họa)

Quyền của người biểu diễn

Khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, người biểu diễn được hưởng các quyền đối với cuộc biểu diễn của họ. Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, người biểu diễn có những quyền sau đây:

- Đối với người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có đầy đủ quyền nhân thân và quyền tài sản.

- Đối với người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì:

+ Người biểu diễn có các quyền nhân thân đối với cuộc biểu diễn.

+ Chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

Quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định cụ thể tại khoản 2, 3 Điều 29 Luật này như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

- Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

- Được bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn

- Không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Thứ hai, quyền tài sản

Bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.

- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình.

Trong đó, quyền sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác từ bản ghi âm, ghi hình đó.

Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác không từ bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ chương trình phát sóng, mạng thông tin điện tử, viễn thông và các hình thức tương tự khác.

- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.

Quyền truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình là quyền của chủ sở hữu cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.

- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Bên cạnh đó, khi tổ chức hay cá nhân muốn khai thác hoặc sử dụng các quyền tài sản của người biểu diễn thì phải trả tiền thù lao cho họ. Tiền thù lao sẽ do pháp luật quy định hoặc 02 bên tự thỏa thuận nếu pháp luật không quy định.

Trên đây là giải thích người biểu diễn là ai và có những quyền gì, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Quyền liên quan đến tác giả 2021: Đối tượng nào được bảo hộ?

>> So sánh quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?

Việc đặt tên cho công ty có vẻ khá đơn giản nhưng lại có thể gặp rắc rối nếu cá nhân, tổ chức không tham khảo kỹ. Tên công ty có thể đặt trùng với nhãn hiệu được không? Bởi lẽ tên công ty không phải đối tượng sở hữu công nghiệp giống như nhãn hiệu.