Toàn bộ chế độ dành cho người bị cách ly vì Covid - 19

Sau khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19, Hà Nội đã nâng cảnh báo về dịch Covid-19 lên 01 bậc, mở rộng rà soát những người tiếp xúc với bệnh nhân để đưa vào diện cách ly. Những người bị cách ly y tế, họ được hưởng những chế độ gì?

Ai sẽ bị cách ly y tế?

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B phải được cách ly.

Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:

- Người mắc bệnh, mang mầm bệnh, nghi ngờ mắc bệnh dịch đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;

- Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà, tại cửa khẩu nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, nếu số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch thì sẽ áp dụng cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác.

Người nhiễm Covid-19 được miễn phí khám chữa bệnh

Căn cứ vào Điều 48 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người nhiễm Covid-19 sẽ được khám và điều trị miễn phí.

Thông tư 32/2012/TT-BTC cũng quy định người bị cách ly y tế do nhiễm bệnh sẽ được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, đối với những người bị cách ly mà chưa hoặc không nhiễm bệnh, họ sẽ được hưởng những quyền lợi nào?

Người bị cách ly y tế có được miễn phí tiền ăn không?
Người bị cách ly y tế có được miễn phí tiền ăn không? (Ảnh minh họa)

Người bị cách ly y tế được hưởng chế độ nào?

Hiện nay, chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 32/2012/TT-BTC.

Theo đó, người bị cách ly y tế tại nhà không được hỗ trợ.

Các chế độ hỗ trợ chỉ được áp dụng đối với người bị cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cửa khẩu, cách ly tại địa điểm khác. Cụ thể:

- Được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt;

- Được miễn chi phí di chuyển từ nhà, từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác;

- Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí điều trị các bệnh khác trong phạm vi quyền lợi (đối với người có thẻ BHYT);

- Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt;

- Được cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả.

Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn 40.000 đồng/ngày.

- Được cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ (nếu có).

Như vậy, hiện nay, người bị cách ly y tế phải tự chi trả tiền ăn trong thời gian bị cách ly.

Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các địa phương đều chi trả chi phí tiền ăn đối với các trường hợp bị cách ly y tế để tạo điều kiện cho người bị cách ly. Đây là một nỗ lực rất lớn của Nhà nước trong việc ngăn ngừa dịch bệnh.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.