Ngừng việc có được trả lương?

Trường hợp nào được trả lương khi ngừng việc? Dưới đây là một số quy định về ngừng việc mà người lao động nên biết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Các trường hợp ngừng việc được trả lương

Điều 98 Bộ luật Lao động mới nhất năm 2012 quy định trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Do đó, cần xác định xem nguyên nhân nào dẫn tới ngừng việc, do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hay nguyên nhân khách quan khác.

Trả lương ngừng việc như thế nào? (Ảnh minh họa)

Trả lương khi ngừng việc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

Như vậy, nếu ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì lương trong thời gian ngừng việc là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian.

Các trường hợp do nguyên nhân khác, lương ngừng việc sẽ do 2 bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tham khảo mức lương tối thiểu vùng 2018 tại đây.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không trả đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Ngày 22/11/2024 vừa qua, LuatVietnam đã tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến về chủ đề: "Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP” với sự tham gia của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội.

Phát hành trái phiếu ra quốc tế phải công bố thông tin gì?

Thông tư 76/2024/TT-BTC đã ban hành các quy định chi tiết về chế độ công bố thông tin chào bán, giao dịch trái phiếu. Vậy doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra quốc tế cần công bố những thông tin gì? Cùng Luật Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này.