Ngoài Tết Nguyên đán, những sự kiện nào được bắn pháo hoa?

Theo quy định, vào dịp Tết Nguyên đán, các địa phương được tổ chức bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, thời điểm bắn vào lúc giao thừa. Ngoài Tết, việc bắn pháo hoa còn được tiến hành trong nhiều sự kiện khác.

Bắn pháo hoa vào đêm giao thừa đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Để chào đón Tết Mậu Tuất 2018, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân, các địa phương trên cả nước đều đã lên kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa.

Năm nay, Hà Nội có 30 điểm bắn pháo hoa (Ảnh: Internet)

Theo Kế hoạch 33/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, năm nay, Thủ đô có 30 điểm bắn pháo hoa, 31 trận địa với thời gian bắn 15 phút. Với 30 điểm bắn, Hà Nội là địa phương có số điểm bắn pháo hoa nhiều nhất. Các địa phương khác như TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… cũng đã lên kế hoạch bố trí phương tiện, lực lượng, tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết.

Liên quan đến việc tổ chức bắn pháo hoa, pháp luật hiện hành có quy định như thế nào? Ngoài Tết Nguyên đán, còn những sự kiện nào được bắn pháo hoa? Ai được quyền tổ chức bắn pháo hoa?

Theo Điều 7 Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, việc bắn pháo hoa được tiến hành trong các trường hợp sau:

1. Tết Nguyên đán

- Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thừa Thiên Huế.

- Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở các tỉnh còn lại.

- Thời điểm bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.

2. Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm)

- Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, tại Đền Hùng.

- Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 09 tháng 3 Âm lịch.

3. Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 30/04

a) Ngày Quốc khánh (ngày 02/09)

- Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thừa Thiên Huế.

- Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại.

- Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 02/09.

b) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07/05)

- Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

- Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 07/05.

c) Ngày 30/04

- Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội và TP. HCM;

- Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 30/04.

Ngoài Tết Nguyên đán, nhiều sự kiện được bắn pháo hoa (Ảnh: Internet)

4. Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng  không quá 15 phút tại Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thừa Thiên Huế.

- Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại.

- Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày giải phóng địa phương.

5. Ngày hội văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

6. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 36 của Chính phủ, việc bắn pháo hoa vào các ngày lễ, kỷ niệm lớn như: Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương; Quốc khánh; Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; Ngày 30/04; Ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố sẽ do các tổ chức, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định.

Các trường hợp còn lại và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa do Thủ tướng quyết định. Khi đó, các tỉnh, thành phố phải đề nghị bằng văn bản tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 45 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa. Sau khi nhận được đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có văn bản trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục