Mức phạt với hành vi báo cháy giả

Tại các tòa nhà cao tầng, tình trạng chuông báo cháy vang lên ngay cả khi không có cháy không phải là chuyện hi hữu. Theo quy định của pháp luật, hành vi báo cháy giả sẽ bị xử lý nghiêm.


Báo cháy giả không chỉ gây phiền toái

Trước những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại các chung cư cao tầng, hầu hết những người dân đều rất hoảng hốt khi nghe thấy tiếng chuông báo cháy. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, sau khi cuống cuồng sơ tán khỏi tòa nhà, người dân mới ngã ngửa phát hiện đó chỉ là tiếng chuông báo cháy giả.

Tiếng chuông báo cháy giả vang lên đôi khi chỉ vì nhỡ tay hoặc nghịch ngợm muốn xem độ “nhạy” của hệ thống, thế nhưng vì “trò đùa” tưởng chừng như vô hại này mà đã làm khổ bao nhiêu người, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ - những đối tượng dễ bị hoảng sợ vì tiếng chuông báo cháy.

Tình trạng báo cháy giả không chỉ gây ra phiền toái cho người dân mà còn hình thành tâm lý: Nếu có báo cháy thật xảy ra, nhiều người sẽ thờ ơ cho rằng đó chỉ là báo cháy giả và không sơ tán, gây nên hậu quả khôn lường.

Nhiều người nổi hứng nhấn chuông báo cháy và coi đó là trò đùa vô hại (Ảnh minh họa)

Mức phạt với hành vi báo cháy giả

Theo điểm a khoản 3 Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi báo cháy giả sẽ bị phạt tiền từ 02 triệu đồng - 05 triệu đồng.

Pháp luật đã có quy định khá rõ ràng, nhưng không phải trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng mức phạt này. Bởi trong nhiều trường hợp, chuông báo cháy chỉ được đặt cách mặt đất khoảng 1m nên người “nghịch” chuông báo cháy lại là trẻ nhỏ. Trong khi đó, theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, không thể áp đặt mức phạt vi phạm hành chính nêu trên với người dưới 16 tuổi.

Với đối với người lớn vi phạm, nếu chuông báo cháy đặt ở góc khuất của camera thì cũng rất khó phát hiện ai là người trực tiếp gây nên tiếng chuông báo cháy giả…

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục