Nghĩa vụ công an: 10 điều quan trọng cần biết

Khác với nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an là không bắt buộc. Công dân có nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì phải nộp hồ sơ đăng ký cho Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân có hộ khẩu thường trú để được xem xét, tuyển chọn theo quy định.

1. Đối tượng được đi nghĩa vụ công an

Căn cứ Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Ngoài ra, căn cứ Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP, đối tượng tuyển chọn tham gia nghĩa vụ công an được quy định như sau:

1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Như vậy, ngoài độ tuổi, để được đi công an nghĩa vụ 2021, công dân cần đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Đối với công dân nữ, ngoài những điều kiện trên, cần phải có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân.

Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ.

2. Tiêu chuẩn được gọi đi nghĩa vụ công an

Theo Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Điều 5 Nghị định 70/2019, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Lý lịch rõ ràng;

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm;

- Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân;

- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

3. Thời gian thực hiện nghĩa vụ công an

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018:

1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.

nghia vu cong an
Nghĩa vụ công an: 10 điều quan trọng cần biết (Ảnh minh họa)

4. Thủ tục tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ công an

Căn cứ Điều 6, Điều 7 Nghị định 70/2019/NĐ-CP, việc tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ công an thực hiện như sau:

Bước 1: Công dân chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập;

- Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ của công dân, công an cấp xã căn cứ số lượng gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được giao trên địa bàn xã, tiến hành:

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thông báo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo;

- Tiếp nhận hồ sơ của công dân đăng ký dự tuyển và tổ chức sơ tuyển (chiều cao, cân nặng, hình thể); báo cáo kết quả (kèm theo hồ sơ) của những trường hợp đạt yêu cầu qua sơ tuyển về Công an cấp huyện.

Sau đó, Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân (Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày).

Đối với những trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện, Trưởng Công an cấp huyện tổ chức thẩm tra lý lịch, kết luận tiêu chuẩn chính trị.

Bước 3: Gọi công dân đi nghĩa vụ công an

Sau khi hoàn thành các công việc trên, Trưởng Công an cấp huyện báo cáo Hội đồng nghĩa vụ quân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Căn cứ danh sách công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt, Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

5. Lịch đi nghĩa vụ Công an

Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng 02 hoặc tháng 03; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

6. Cấp bậc hàm của công dân thực hiện nghĩa vụ công an

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018, chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.

Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc: Binh nhất; Binh nhì.

Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc: Thượng sĩ; Trung sĩ; Hạ sĩ.

7. Đi nghĩa vụ công an có được làm công an không?

Theo Điều 9 Nghị định 70/2019, có 02 trường hợp công an nghĩa vụ được chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp, gồm:

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 tháng đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp.

Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.


8. Chế độ xuất ngũ đối với công dân thực hiện nghĩa vụ công an

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ thì được xuất ngũ.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp sau:

+ Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

+ Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

+ Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

9. Đi nghĩa vụ công an được hưởng quyền lợi gì?

Trong thời gian thực hiện khám sức khỏe theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Điều 49 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015). Cụ thể:

- Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.

- Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về.

Trong thời gian phục vụ tại ngũ và khi xuất ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:

- Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

- Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;

- Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

- Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

- Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

- Được ưu đãi về bưu phí;

- Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

- Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

- Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;

- Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;

- Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:

- Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

- Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;

- Được trợ cấp tạo việc làm...

10. Thân nhân của người đi nghĩa vụ công an có quyền lợi gì?

- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;

- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;

- Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

Điểm mới của Nghị định 01/2021 so với Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Điểm mới của Nghị định 01/2021 so với Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Điểm mới của Nghị định 01/2021 so với Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thay thế cho Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về những điểm mới của Nghị định này so với các Nghị định cũ.