Nghị định 91/2017: 5 điểm nổi bật trong thi đua, khen thưởng

Thi đua, khen thưởng là một trong những hình thức giáo dục khích lệ tinh thần, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể. Dưới đây là 5 điểm nổi bật của Nghị định 91/2017/NĐ-CP liên quan đến hoạt động này.

1. Có thể thi đua thường xuyên hoặc theo đợt

Theo Điều 4 của Nghị định, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, đơn vị có thể tổ chức thi đua thường xuyên hoặc theo đợt, nhưng cũng có thể tổ chức đồng thời cả 2 hình thức thi đua này.

Trong đó:

- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Thi đua theo theo đợt (chuyên đề) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Nghị định 91/2017: 5 điểm nổi bật trong thi đua, khen thưởng

Nghị định 91/2017: 5 điểm nổi bật trong thi đua, khen thưởng (Ảnh minh họa)

2. Không nhất thiết phải khen thưởng theo trình tự từ thấp đến cao

Bất cứ một phong trào thi đua nào cũng cần được khen thưởng để tạo động lực cho người thi đua. Tuy nhiên, việc khen thưởng phải đảm bảo đúng nguyên tắc.

Cụ thể, Điều 3 Nghị định này nêu rõ, hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn, thành tích đạt được của cá nhân, tập thể, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn.

Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Đồng thời, không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích. Hình thức khen thưởng theo đợt, theo chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Đặc biệt, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.

Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung.

3. “Chiến sĩ thi đua” phải có sáng kiến

Theo quy định tại Điều 9, để được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”, cá nhân phải có sáng kiến. Đây là tiêu chuẩn chung đối với loại danh hiệu này dù là “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành” hay “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

Điều khác biệt so với Nghị định 13/2012/NĐ-CP trước đây là việc làm rõ hơn khái niệm “sáng kiến”. Theo đó, sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác, tác nghiệp hoặc cũng có thể là giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” thì sáng kiến phải đạt hiệu quả cao khi áp dụng trên thực tiễn và có phạm vi ảnh hưởng trong một phạm vi nhất định.

“Chiến sĩ thi đua” phải có sáng kiến

“Chiến sĩ thi đua” phải có sáng kiến (Ảnh minh họa)

4. Mỗi cá nhân có thể được khen thưởng theo nhiều loại hình

Điều 13 Nghị định 91/2017 quy định các loại hình khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích bao gồm:

- Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Khen thưởng theo đợt (chuyên đề) là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phát động.

- Khen thưởng đột xuất là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.

Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.

Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.

- Khen thưởng quá trình cống hiến là hình thức khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong giai đoạn cách mạng, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

- Khen thưởng theo niên hạn là hình thức khen thưởng cho cá nhân thuộc quân đội và công an, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định.

- Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.

5. Năm 2020, chiến sĩ thi đua có thể được thưởng tới 7,2 triệu đồng

Mức tiền thưởng đối với các danh hiệu thi đua, giấy khen, bằng khen được quy định tại Nghị định này như sau:

Danh hiệu, giấy khen, bằng khen

Hệ số khen thưởng

Mức thưởng từ 01/01/2020

Mức thưởng từ 01/7/2020

Chiến sĩ thi đua toàn quốc

4,5 lần mức lương cơ sở

6.705.000 đồng

7.200.000 đồng

Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành

3,0 lần mức lương cơ sở

4.470.000 đồng

4.800.000 đồng

Chiến sĩ thi đua cơ sở

1,0 lần mức lương cơ sở

1.490.000 đồng

1.600.000 đồng

Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến

0,3 lần mức lương cơ sở

447.000 đồng

480.000 đồng

Bằng khen của Thủ tướng

3,5 lần mức lương cơ sở

5.215.000 đồng

5.600.000 đồng

Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương

1,0 lần mức lương cơ sở

1.490.000 đồng

1.600.000 đồng

Giấy khen của Thủ tưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

0,3 lần mức lương cơ sở

447.000 đồng

480.000 đồng

Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước

0,3 lần mức lương cơ sở

447.000 đồng

480.000 đồng

Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh

0,3 lần mức lương cơ sở

447.000 đồng

480.000 đồng

Giấy khen của UBND cấp huyện

0,3 lần mức lương cơ sở

447.000 đồng

480.000 đồng

Giấy khen của UBND cấp xã

0,15 lần mức lương cơ sở

223.500 đồng

240.000 đồng

Theo Nghị quyết 86/2019/QH14, từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng thay vì 1,49 triệu đồng/tháng như trước đó.

Trên đây là tổng hợp những nội dung đáng chú ý liên quan đến hoạt động thi đua, khen thưởng được quy định tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP.

>> Từ 01/7/2020, mức khen thưởng Đảng viên tăng mạnh

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt khi bỏ hoang đất

Mức phạt khi bỏ hoang đất

Mức phạt khi bỏ hoang đất

Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 91/2019/NĐ-CP là bỏ hoang đất sẽ bị phạt tiền. Dưới đây là mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi không sử dụng đất áp dụng từ ngày 05/01/2020.