Bị ngân hàng ép mua bảo hiểm, người vay cần làm gì?

Tình trạng ngân hàng ép khách vay mua bảo hiểm đã xuất hiện từ mấy tháng trước đây, mặc dù đã có sự can thiệp từ phía cơ quan Nhà nước, thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn có nhiều người dân phản ánh về vấn đề này. Vậy, bị ngân hàng ép mua bảo hiểm, người vay cần làm gì?

1. Ngân hàng có được ép khách vay mua bảo hiểm không?

Vay tiền ngân hàng là giao dịch phổ biến hiện nay của người dân, thế nhưng nhiều trường hợp khách hàng đến vay tiền lại bị làm khó khi phải chi thêm một khoản tiền để mua bảo hiểm mà theo phía ngân hàng, khoản tiền này để giúp khách hàng “dễ” được giải ngân.

Cụ thể, theo phản ánh của nhiều người, khi tới một số ngân hàng thương mại để vay tiền, họ được khuyến khích mua bảo hiểm nhân thọ với giá trị tương đối lớn, tuy nhiên nếu khách hàng không đồng ý mua bảo hiểm sẽ khó được giải ngân khoản vay. Điều này đã gây không ít khó khăn cho người dân trong quá trình vay tiền.

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm của khách hàng khi vay vốn ngân hàng, như sau:

Theo Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010) nghiêm cấm ngân hàng bán bảo hiểm có các hành vi sau đây:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

- Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.

Tuy nhiên, từ 01/01/2023 sẽ chính thức áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023, theo đó, Điều 9 Luật này nghiêm cấm:

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.

- Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2016/NĐ-CP còn quy định không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.

Tóm lại, việc giao kết hợp đồng bảo hiểm dựa trên sự tự nguyện của các bên, do đó hành vi cưỡng ép, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, ngân hàng không được ép buộc khách hàng mua bảo hiểm mới cho giải ngân khoản vay.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức tín dụng không phải là sản phẩm của tổ chức tín dụng và không mang tính bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

ngan hang ep khach mua bao hiemNgân hàng ép khách mua bảo hiểm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định (Ảnh minh họa)

2. Bị ép mua bảo hiểm, khách hàng cần làm gì?

Như phân tích ở trên, việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện dựa trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Trường hợp bị “ép” mua bảo hiểm, khách hàn có đầy đủ bằng chứng có thể gửi tới Ngân hàng Nhà nước để được giải quyết và xử lý theo quy định.

Ngoài ra, khách hàng có thể gọi tới đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo số hotline sau:

- Số cố định: (024) 3936.1017

- Số di động: 0942.966.854

Hoặc, gửi phản ánh thông qua hòm thư điện tử, địa chỉ: [email protected]

3. Ngân hàng ép khách vay mua bảo hiểm bị xử lý thế nào?

Ép buộc, cưỡng ép khách hàng mua bảo hiểm là hành vi vi bị nghiêm cấm và bị xử lý theo đúng quy định pháp luật. Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

- Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định;

- Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;

- Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định;

- Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Đồng thời, đình chỉ hoạt động từ 02 - 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động.

Trên đây là giải đáp về vấn đề ngân hàng ép khách mua bảo hiểm, cần phải làm gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được hỗ trợ và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Người lao động qua đời khi không có người thân: Ai hưởng chế độ tử tuất?

Thông thường, nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không may qua đời, thân nhân của người đó sẽ là được hưởng chế độ tử tuất. Tuy nhiên, nếu người lao động qua đời mà không có người thân thì chế độ này sẽ được thanh toán cho ai?