Nếu phạm luật, vụ Grab mua lại Uber bị xử lý thế nào?

Sau khi có kết luận điều tra sơ bộ, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã quyết định điều tra chính thức thương vụ Grab mua lại Uber.

Vào thời điểm cuối tháng 3/2018, dư luận xôn xao trước thông tin hai ông lớn của giới taxi công nghệ là Grab và Uber “về chung một nhà”. Cụ thể, Uber đồng ý bán lại thị phần của mình tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cho Grab để đổi lấy gần 30% cổ phần. Tuy nhiên, thương vụ này đã làm dấy lên nghi vấn vi phạm Luật Cạnh tranh.

Điều 18 của Luật Cạnh tranh 2004 chỉ rõ: Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Theo kết quả điều tra sơ bộ vừa được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng công bố, thương vụ Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm vì chiếm trên 50% thị phần; cơ quan này đang vào cuộc để điều tra chính thức.

Vậy nếu kết quả điều tra chính thức cho thấy việc Grab mua lại Uber vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, các bên liên quan sẽ bị xử lý thế nào?

Phạt đến 10% tổng doanh thu

Điều 118 Luật Cạnh 2004 quy định: Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, chiếu theo điều luật nêu trên, Grab có thể sẽ bị phạt đến 10% tổng doanh thu của năm 2017 nếu như cơ quan Nhà nước xác định việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%.

Nếu vi phạm Luật Cạnh tranh, Grab có thể bị phạt đến 10% tổng doanh thu (Ảnh minh họa)

Bị buộc chia tách doanh nghiệp

Theo khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004, ngoài việc các hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể áp dụng các biên pháp khắc phục hậu quả như:

- Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

- Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;

- Cải chính công khai;

- Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;

- Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Theo giả thiết của các chuyên gia, trong đó có đại diện Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngoài việc bị phạt đến 10% tổng doanh thu như nêu trên, Grab còn có bị áp dụng biện pháp chia, tách thành những công ty hoạt động độc lập.

Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam chưa từng có tiền lệ bắt buộc doanh nghiệp phải chia tách sau khi sáp nhập nêu nếu áp dụng biện pháp này với Grab, các cơ quan Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm:


Đã có kết luận điều tra sơ bộ vụ Grab mua lại Uber

Grab, Uber được tiếp tục hoạt động đến khi có quy định mới

 Đề xuất coi Grab, Uber là một dạng kinh doanh taxi

Dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Taxi truyền thống đang vi phạm Luật Cạnh tranh?

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục