Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối thầy cô. Đồng thời, đây cũng là ngày để tôn vinh và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Khi nào được tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?
Ngày 20/11 hàng năm được công nhận là ngày Nhà giáo Việt Nam tại Quyết định 167-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 28/9/1982. Theo đó, năm 2021 là kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.Về nguyên tắc tổ chức các ngày kỷ niệm, tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định:
Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
Trong đó, tại Điều 3 Nghị định này định nghĩa, tính theo số năm kỷ niệm, năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”, năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy năm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sẽ không được tổ chức lễ kỷ niệm. Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có thể được tổ chức vào năm sau - năm 2022.
Mặc dù không được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm nay, tuy nhiên các trường có thể thực hiện các hoạt động thiết thực như tổ chức phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, đọc sách… hoặc các hoạt động ý nghĩa khác để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 111 quy định về tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày Nhà Giáo Việt Nam sẽ được tổ chức như sau:
Tổ chức lễ kỷ niệm vào các năm tròn:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm.
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Về nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm, theo Điều 4 Nghị định 111, ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức một cách trang trọng nhưng phải an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Đồng thời không được tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
Lưu ý về trang phục của người tham dự:
- Trang phục của thành viên Ban Tổ chức, đại biểu, khách mời và khối quần chúng dự lễ lịch sự, phù hợp, theo quy định của Ban Tổ chức.
- Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân.
- Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ đeo huân chương, huy chương.
(căn cứ Điều 11 Nghị định 111 năm 2018)
Tổ chức hoạt động kỷ niệm vào các năm khác:
Với các năm khác không phải năm tròn, để chào mừng ngày 20/11, các trường học, cơ quan ngành giáo dục có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống và không tổ chức lễ kỷ niệm.
Về kinh phí tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam:
Kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm, các hoạt động chào mừng ngày 20/11 được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trên đây là quy định về việc tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192để được hỗ trợ.
Theo dõi chúng tôi tại: