Cần chuẩn bị gì để thi tuyển công chức năm 2019?

Thi tuyển công chức có khó không? Cần chuẩn bị gì để thi tuyển công chức?... là thắc mắc chung của rất nhiều người đang có mong muốn vào biên chế Nhà nước. Dưới đây là cách thức thi tuyển công chức mới nhất theo quy định của Chính phủ.

Từ ngày 15/01/2019, Nghị định 161/2018/NĐ-CP với những điều chỉnh quan trọng về tuyển dụng công chức, viên chức sẽ chính thức có hiệu lực. Theo Nghị định này và Thông tư 13/2010/TT-BNV được Bộ Nội vụ ban hành trước đó, người có ý định thi tuyển công chức trong năm tới cần chuẩn bị như sau:


1 - Chuẩn bị kiến thức cho 2 vòng thi

Khác với các năm trước, từ năm 2019, việc thi tuyển công chức sẽ được thi theo 02 vòng.

Vòng 1: Thi trắc nghiệm

- Thi kiến thức chung

Ở phần này, người dự thi cần ôn luyện các kiến thức sau:

- Kiến thức về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội;

- Kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước;

- Kiến thức về công chức và công vụ;

- Kiến thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng;

- Kiến thức về chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.

Nội dung thi sẽ bao hàm các kiến thức nêu trên và thời gian thi trong vòng 60 phút.

- Thi Ngoại ngữ

Phần thi Ngoại ngữ gồm 30 câu hỏi của một trong 05 ngoại ngữ thông dụng là: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Trước đây, môn ngoại ngữ được thi theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp. Việc thi trắc nghiệm từ năm 2019 có thể là lợi thế đối với người thi, tuy nhiên do chỉ có trung bình 01 phút cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm, nên người thi cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện tốt phần thi này.

- Thi Tin học

Người thi công chức phải chuẩn bị cho phần thi tin học theo hình thức trắc nghiệm với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm và trong thời gian 30 phút.

Tuy nhiên, cơ quan tuyển dụng cũng có thể tổ chức thi trên máy tính nên người thi cần tìm hiểu rõ trong quy chế thi tuyển.

Lưu ý: Với các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ và tin học ở vòng 1.

Thi tuyển công chức 2019 phải trải qua 02 vòng thi (Ảnh minh họa)


Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

Ở vòng này, người dự thi cần tập trung ôn luyện về các kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Người dự thi sẽ phải thi phỏng vấn trong 30 phút và thi viết trong 180 phút. Cả hai hình thức thi đều được chấm trên thang điểm 100.


2 - Chuẩn bị hồ sơ thi tuyển công chức 2019

Bên cạnh việc chuẩn bị cho các vòng thi nêu trên, người thi tuyển công chức 2019 còn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:

- Đơn đăng ký dự tuyển công chức theo mẫu;

- Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Bản sao Giấy khai sinh;

- Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp trong vòng 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Giấy chứng nhận thuộc các đối tượng được ưu tiên (nếu có) và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, người dự thi cần theo dõi thông tin của cơ quan tuyển dụng để nắm được lịch nộp hồ sơ cũng như lịch thi, thời điểm biết kết quả thi…

Xem thêm:

Chuẩn bị hồ sơ thi tuyển công chức 2019 như thế nào?

Thi công chức có yêu cầu về ngoại hình không? 

Lệ phí thi tuyển công chức, viên chức năm 2019 bao nhiêu? 

Có được dùng Giấy chứng nhận tốt nghiệp để thi tuyển công chức?

5 điểm mới của Nghị định 161 về tuyển dụng công chức, viên chức

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lương Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã mới nhất

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận xã là hai chức danh tại cấp xã nhận được nhiều quna tâm của độc giả LuatVietnam. Vậy lương Chủ tịch Mặt trận xã và Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ thế nào khi tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.