Năm 2018, việc bồi thường oan sai được thực hiện như thế nào?

Người bị oan sai được quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường cho những tổn hại về tinh thần và vật chất mà mình phải chịu. Từ tháng 07/2018, việc giải quyết bồi thường oan sai được thực hiện theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

Trong những năm gần đây, Việt Nam xảy ra nhiều vụ án oan sai khiến nhiều người phải ngồi tù oan trong nhiều năm. Những vụ án oan sai lớn gây chấn động dư luận có thể kể đến: Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan 10 năm; vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén; vụ án oan Hàn Đức Long…

Theo quy định của pháp luật, đối với những người chịu án oan, các đơn vị liên quan phải có trách nhiệm bồi thường cho những tổn hại về tinh thần và vật chất mà những người này phải chịu.

bồi thường oan sai được thực hiện như thế nào
Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn là một trong những vụ án oan sai gây chấn động

Từ năm 2018, việc bồi thường oan sai sẽ được thực hiện như thế nào? Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 có quy định rất chi tiết về điều này.

Điều 18 Luật này quy định, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có những sai phạm trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong đó, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho: Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm…

Quy trình giải quyết bồi thường được tiến hành như sau:

Đầu tiên, người bị oan sai lập một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường gửi đến cơ quan giải quyết bồi thường. Hồ sơ bao gồm: Văn bản yêu cầu bồi thường; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại; Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có). Trong trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế của người bị oan sai thì phải có thêm: Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế; Văn bản ủy quyền hợp pháp.

Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý. Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường.

bồi thường oan sai được thực hiện như thế nào

Năm 2018, việc bồi thường oan sai được thực hiện như thế nào?

Tiếp đó, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Đối với những vụ việc phức tạp, thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày.

Sau khi hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Với những vụ việc phức tạp, thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

Nội dung thương lượng gồm: Các loại thiệt hại được bồi thường; Số tiền bồi thường; Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có); Phương thức chi trả tiền bồi thường; Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng, cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

Vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

Vi phạm an toàn thực phẩm tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

Ban chỉ đạo Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội Xuân 2018. Mức phạt tiền cao nhất cho cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt đến 200 triệu đồng.