Năm 2018, nghỉ ốm đau có được hưởng lương?

Ốm đau là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng hiểu rõ về quyền lợi của mình khi nghỉ ốm đau.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn (mà không phải tai nạn lao động) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Riêng trường hợp bị ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy thì không được hưởng chế độ này.

Năm 2018, nghỉ ốm đau có được hưởng lương không?

Ốm đau là một trong những chế độ của BHXH bắt buộc (Ảnh minh họa)

Được nghỉ ốm bao nhiêu ngày trong năm?

Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong năm 2018 được tính như sau:

* Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

- 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

- 40 ngày nếu đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 60 ngày nếu đóng từ đủ 30 năm trở lên.

*Nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

- 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

- 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 70 ngày nếu đã đóng tù đủ 30 năm trở lên.

Lưu ý: Số ngày nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hằng tuần.

Riêng trường hợp người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì năm 2018 được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Căn cứ: Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Nghỉ ốm đau có được hưởng lương không?

Người lao động nghỉ ốm đau vẫn được hưởng lương nhưng lương do cơ quan BHXH chi trả, không phải lương do người sử dụng lao động trả.

Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Ví dụ: Mức lương đóng BHXH tháng 7/2018 của người lao động là 5 triệu đồng/tháng. Tháng 8, người lao động nghỉ ốm đau thì lương tháng 8/2018 của người lao động = 3,75 triệu đồng.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Căn cứ: Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Ngoài ra, chế độ ốm đau của người lao động còn bao gồm cả chế độ khi con ốm.

Xem thêm

Con ốm, cha mẹ được nghỉ mấy ngày?

Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?