Mức phạt khi có việc làm vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Có việc làm vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp là một trong những hành vi trục lợi bảo hiểm. Mức phạt với hành vi này cụ thể ra sao?
Các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi:

- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Tìm được việc làm;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Hưởng lương hưu hằng tháng;

- Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

- Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định trong 03 tháng liên tục…

Theo đó, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tìm được việc làm mới thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

có việc làm vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Mức phạt khi có việc làm vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp (Ảnh minh họa)

 

Thế nào là có việc làm khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;

- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Căn cứ: điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP
 

Mức phạt khi có việc làm vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Nếu người lao động có việc làm mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo tới Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng - 2 triệu đồng, cụ thể khoản 20 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng;...

Như vậy, người lao động có việc làm vẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi sẽ bị phạt tiền và buộc trả lại số tiền trợ cấp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.

Xem thêm:

9 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

3 việc cần làm ngay khi vừa thất nghiệp

Có được nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần?
 

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động

Nhằm nắm bắt được tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, Nhà nước đã quy định về việc yêu cầu người sử dụng lao động cần phải tự đối chiếu, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật lao động tại chính doanh nghiệp của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tự kiểm tra pháp luật lao động theo đúng quy định.

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Vừa qua, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 mới ban hành đã thay đổi lại phân hạng bằng lái từ 01/01/2025. Do vậy rất nhiều người thắc mắc, khi Luật thay đổi, thay đổi phân hạng bằng lái như vậy thì người đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái hay không?