Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt

Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”, nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.

Hiện nay, các mức xử phạt với người bạo hành trẻ em được quy định như sau:

Phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng

Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.

Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.

Ngoài bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.

Người bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015

Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:

- Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu… (Điều 185)

Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Tội hành hạ người khác (Điều 140)

Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.

Xem thêm:

Bộ luật Hình sự: 9 nội dung nổi bật áp dụng từ 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xã hội học là gì? Cơ hội nghề nghiệp của người học ngành xã hội học

Xã hội học là gì? Cơ hội nghề nghiệp của người học ngành xã hội học

Xã hội học là gì? Cơ hội nghề nghiệp của người học ngành xã hội học

Xã hội học là một ngành học giúp cho sinh viên trang bị những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề xảy ra trong xã hội và thực hiện các phân tích nghiên cứu về các vấn đề đó. Vậy xã hội học là gì? Tương lai của người học ngành xã hội học ra sao? Hãy cùng chúng tôi trả lời cho các câu hỏi này qua bài viết sau đây.

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Một số loại hình kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Để thuận tiện hơn khi làm thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, trong bài viết này LuatVietnam gửi tới bạn đọc mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy mới nhất hiện nay.