Tình trạng người bệnh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng đi khám, chữa bệnh vượt tuyến rất phổ biến. Trong trường hợp này, mức hưởng BHYT được quy định như thế nào?
Bảo hiểm y tế vượt tuyến 2018 được hưởng bao nhiêu? (Ảnh minh họa)
Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014, người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh vượt tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú, tính đến năm 2020.
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100%.
Như vậy, trường hợp đi khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh không được thanh toán chi phí điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh mà chỉ được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương và 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh. Tại bệnh viện tuyến huyện, người bệnh vẫn được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú và ngoại trú.
Riêng người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám, chữa bệnh vượt tuyến sẽ được thanh toán đến 100% chi phí tại điều trị nội và ngoại trú tại bệnh viện tuyến huyện, 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Xem thêm:
Thẻ BHYT sai thông tin, xử lý thế nào?
Ký hiệu trên thẻ BHYT giúp nhận biết mức tiền được hưởng
Luật Bảo hiểm y tế: Những thông tin đáng quan tâm nhất năm 2018
Khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế?
LuatVietnam