Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai của doanh nghiệp [mới nhất]

Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu. Vậy mỗi năm doanh nghiệp phải đóng bao nhiêu tiền vào quỹ này?


1. Những doanh nghiệp nào phải đóng quỹ phòng, chống thiên tai?

Theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CP, việc đóng quỹ phòng, chống thiên tai là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, trừ các trường hợp được miễn.

Trong đó, khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 định nghĩa về tổ chức kinh tế là những tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

- Doanh nghiệp.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Các trường hợp được miễn đóng quỹ phòng, chống thiên tai bao gồm:

- Hợp tác xã không có nguồn thu.

- Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Thiệt hại về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn (0,02%) tổng giá trị tài sản của tổ chức

+ Phải ngừng sản xuất, kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên, đồng thời có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện

+ Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. 


2. Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai của doanh nghiệp là bao nhiêu?

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định về mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Theo quy định này, mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai của doanh nghiệp xác định theo công thức sau:

Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai của doanh nghiệp/năm

=

0,02%

x

Tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức

Trong đó:

- Mức đóng tối thiểu = 500.000 đồng.

- Mức đóng tối đa = 100 triệu đồng.

- Số tiền đóng quỹ phòng, chống thiên tai sẽ được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.


3. Quỹ phòng, chống thiên tai nộp cho cơ quan nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 78/2021/NĐ-CP, số tiền đóng quỹ phòng, chống thiên tai sẽ được doanh nghiệp nộp tài khoản của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

Thời hạn nộp được hướng dẫn chi tiết tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 78 như sau:

5. Thời hạn nộp Quỹ cấp tỉnh: Đối với cá nhân nộp một lần trước 31 tháng 7 hàng năm; đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 31 tháng 7, số còn lại nộp trước 30 tháng 11 hàng năm. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng phạm vi lớn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh thời hạn nộp hoặc quyết định miễn, giảm đóng góp Quỹ cấp tỉnh cho phù hợp.

Theo quy định này doanh nghiệp phải nộp quỹ phòng, chống thiên tai ít nhất nhất 02 lần. Cụ thể:

- Trước ngày 31/7: Nộp tối thiểu 50% số tiền phải đóng quỹ phòng, chống thiên tai.

- Trước ngày 30/11: Nộp nốt số tiền quỹ phòng, chống thiên tai còn lại.

Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh kéo dài trong phạm vi lớn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, điều chỉnh thời hạn nộp hoặc quyết định miễn, giảm việc đóng góp cho doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin về mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của doanh nghiệp. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao không gọi là "mua bán đất"?

Trong đời sống thường ngày, chắc hẳn ai cũng đã từng một lần được nghe đến cụm từ “mua bán đất”. Tuy nhiên từ góc độ pháp lý, thuật ngữ “mua bán đất” lại không chính xác. Vậy vì sao không gọi là mua bán đất? 

Thu thập ADN, mống mắt trong thẻ Căn cước để làm gì?

Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân mới của công dân từ 01/7/2024. Cùng với đó, sẽ thu thập ADN, mống mắt trong thẻ Căn cước có phải không? Thu thập ADN mống mắt trong thẻ Căn cước để làm gì? Tất cả đều có trong bài viết này.

Hộ chiếu gần hết hạn có bay được không?

Hộ chiếu gần hết hạn có bay được không là thắc mắc mà nhiều người đặt ra khi chuẩn bị ra nước ngoài du lịch, lao động, học tập... Nếu quan tâm về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết để được giải đáp theo quy định của pháp luật.