Mua vé bóng đá rồi bán lại với giá cao có bị xử lý?

“Phe vé” là hiện tượng đã tồn tại từ lâu

Trước thềm diễn ra trận chung kết môn Bóng đá Nam SEA Games 31 giữa Việt Nam và Thái Lan, trên các mạng xã hội đã xuất hiện thông tin giá vé bán ra của trận đấu này lên đến 15 triệu đồng/cặp trong khi giá được ban tổ chức niêm yết chỉ khoản 01 triệu đồng/cặp. Điều này đã khiến nhiều người lo ngại và bày tỏ sự bức xúc mong cơ quan chức năng vào cuộc nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các cổ động viên.

Đây được xem là một trong những hành “phe vé” xuất hiện nhiều trước mỗi trận đấu lớn và không còn xa lạ với người hâm mộ bóng đá, tuy nhiên lại chưa được định nghĩa trong luật. Có thể hiểu đây là hành vi mua một lượng vé và bán lại cho người khác với giá cao nhằm thu lợi cá nhân.

Vè cũng không khó để bắt gặp hình ảnh “phe vé” chèo kéo khách trên sân vận động trước thời điểm diễn ra trận đấu.

mua ve bong da roi ban lai voi gia cao
Mua vé bóng đá rồi bán lại với giá cao có bị xử lý? (Ảnh minh họa)

Chưa có chế tài cụ thể xử phạt “phe vé”

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với hành vi “phe vé”. Do đó, họ vẫn ngang nhiên mua đi, bán lại với giá “cắt cổ” nhằm thu lợi cho mình. Người hâm mộ khi mua lại những vé này ngoài việc phải trả một mức giá cao còn có thể gặp rủi ro vì vé giả, vé không hợp lệ…

Hiện nay, pháp luật chỉ xử phạt hành vi chèo kéo khách, cản trở giao thông khi mua vé và bán lại kiếm lời gây mất trật tự công cộng. Cụ thể, Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đưa ra mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về trật tự công cộng như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 - 500.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao;

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm.

Việc mua vé có thể hiểu là mặc nhiên chấp thuận các điều kiện mà đơn vị phát hành vé đặt ra (được ghi trên vé hoặc các quy định do đơn vị phát hành vé ban hành trước đó) bao gồm các điều kiện mua, sử dụng vé nhằm đảm bảo việc phân phối vé hợp lý, đúng đối tượng, đảm bảo an ninh, an toàn cho sự kiện và lợi ích cho bên phát hành cũng như người mua vé.

Trong trường hợp bên mua vi phạm quy định hợp pháp do bên bán đặt ra, thì bên bán có quyền áp dụng các biện pháp quy định trong điều kiện mua, sử dụng vé đối với bên mua, như: Nếu bên bán quy định người sử dụng phải là người đứng tên đăng ký mua vé thì khi không phải, bên bán có quyền không cho phép người đó vào sân…

Trên đây là giải đáp về Mua vé bóng đá rồi bán lại với giá cao có bị xử lý? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cổ vũ đội tuyển Việt Nam thế nào cho văn minh, hợp pháp

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tra cứu thông tin cư trú của công dân chỉ mất 1.000 đồng?

Tra cứu thông tin cư trú của công dân chỉ mất 1.000 đồng?

Tra cứu thông tin cư trú của công dân chỉ mất 1.000 đồng?

Khi hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dần hoàn thiện, sắp tới đây công dân có thể tự tra cứu thông tin cư trú của mình trong Cơ sở này. Vì thế, Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư về mức thu phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.