Mua đất bằng giấy viết tay được cấp Sổ đỏ?

Hiện nay, tình trạng mua đất bằng giấy viết tay vẫn diễn ra khá phổ biến. Vậy đất mua bằng giấy viết tay có được cấp Sổ đỏ, pháp luật hiện hành quy định thế nào về trường hợp này?

2 trường hợp mua đất bằng giấy viết tay được cấp Sổ đỏ

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 54 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP có 2 trường hợp người dân mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

- Nhận chuyển nhượng từ trước ngày 01/01/2008;

- Nhận chuyển nhượng từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014, có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.

Theo đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp các hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.

Mua đất bằng giấy viết tay được cấp Sổ đỏ?

2 trường hợp mua đất bằng giấy viết tay được cấp Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Thủ tục xin cấp Sổ đỏ khi mua đất bằng giấy viết tay

Người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có).

- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Nơi nộp hồ sơ:

Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ về hiện trạng sử dụng đất; nếu đất chuyển nhượng trước đó không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ.

Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra bản trích đo địa chính hoặc thực hiện việc trích lục, trích đo thửa đất; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp; chuẩn bị hồ sơ để trình ký giấy chứng nhận.

Thời gian thực hiện: không quá 15 ngày.

Xem thêm:

“Mất oan” tiền thuế TNCN khi bán nhà vì không biết điều này!

Mua đất không có Sổ đỏ, rước 1001 nỗi lo

Tặng cho nhà, đất đang thế chấp ngân hàng được không?

Luật Đất đai năm 2013: 6 nội dung đáng chú ý nhất

Luật Kinh doanh bất động sản: Những quy định nổi bật

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người hưởng BHXH phải làm gì khi thay đổi thông tin cá nhân?

Người hưởng BHXH phải làm gì khi thay đổi thông tin cá nhân?

Người hưởng BHXH phải làm gì khi thay đổi thông tin cá nhân?

Khi có thay đổi thông tin cá nhân, người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo Điều 13 Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016.