Mua, bán còng số 8 có phạm luật?

Còng số 8 là một trong những loại dụng cụ đặc biệt dùng để khống chế người khác bằng cách khóa hai cổ tay lại với nhau. Vậy việc người bình thường sử dụng hay mua bán còng số 8 có phạm luật?

1. Mua bán còng số 8 có phạm luật?

Theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, còng số 8 là một trong những loại công cụ hỗ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy.

Cũng theo Luật này, tại khoản 2 Điều 5 quy định, việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt công cụ hỗ trợ là các hành vi bị cấm.

Vì vậy mọi hành vi mua, bán còng số 8 đều bị coi là trái pháp luật và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi phạm.

mua ban cong so 8 co pham luat

2. Tàng trữ, mua bán còng số 8 trái phép bị phạt thế nào?

2.1. Mức phạt hành chính

Như đã nêu, còng số 8 là một trong những loại công cụ hỗ trợ chỉ được sử dụng khi bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định. Theo đó, căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi tàng trữ, mua bán còng số 8 trái phép có thể bị phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng khi mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu công cụ hỗ trợ nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác (theo khoản 4 Điều 7);

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng nếu che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại công cụ hỗ trợ (theo khoản 2 Điều 11);

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố công cụ hỗ trợ (theo khoản 3 Điều 11).

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người có hành vi sử dụng trái phép còng số 8 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, nếu đã bị phạt hành chính hoặc đã bị xử lý hình sự về tội phạm trên (chưa được xóa án tích mà tái phạm) người sử dụng, tàng trữ, mua bán còng số 8 trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 306 với mức phạt tù lên đến 07 năm.

3. Ai được trang bị còng số 8 để sử dụng?

Theo Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định các đối tượng được trang bị còng số 8 bao gồm:

- Quân đội nhân dân;

- Dân quân tự vệ;

- Cảnh sát biển;

- Công an nhân dân;

+ Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;

+ Trại giam, trại tạm giam;

+ Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;

+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);

+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Công an xã, phường, thị trấn.

- Cơ yếu;

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Cơ quan thi hành án dân sự;

- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

-  Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

- Ban Bảo vệ dân phố;

- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

- Cơ sở cai nghiện ma túy;

- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Ngoài ra, người được giao không phải lúc nào cũng được sử dụng còng số 8. Theo Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, chỉ có 04 trường hợp được sử dụng còng số 8 là:

+ Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

+  Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;

+  Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các quy định về vấn đề: Mua bán còng số 8 có phạm luật? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Khi nào công an được phép còng tay?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vay tiền qua app đã trả hết nhưng vẫn bị đòi tiền: Phải làm gì?

Vay tiền qua app đã trả hết nhưng vẫn bị đòi tiền: Phải làm gì?

Vay tiền qua app đã trả hết nhưng vẫn bị đòi tiền: Phải làm gì?

Vì tính nhanh chóng, linh động của các app vay tiền mà nhiều người lựa chọn vay tiền qua app để giải quyết nhu cầu cần tiền của mình. Tuy nhiên, thực trạng đã trả hết nợ nhưng vẫn bị các app đòi tiền hiện đang ở mức đáng báo động. Vậy trong trường hợp đó, người vay phải làm gì?