Một vài lưu ý khi xây dựng, đăng ký nội quy lao động

Nội quy lao động là cơ sở để xử lý kỷ luật lao động với những người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Dưới đây là một vài lưu ý đối với doanh nghiệp khi xây dựng, đăng ký nội quy lao động.

Doanh nghiệp nào phải đăng ký nội quy lao động?

Cụ thể, khoản 1 Điều 119 Bộ luật lao động mới nhất 2012 quy định: Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.

Đồng thời, khoản 9 Điều 28 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định rõ: Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động.

Như vậy, các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Đây là điều kiện để nội quy lao động có hiệu lực pháp luật.

Một vài lưu ý khi xây dựng, đăng ký nội quy lao động
Doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải xây dựng, đăng ký nội quy lao động (Ảnh minh họa)

Trình tự và hồ sơ đăng ký nội quy lao động

Theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Bộ luật lao động 2012 và Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì Nội quy lao động được đăng ký theo hồ sơ, trình tự như sau:

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm:

+ Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;

+ Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;

+ Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

+ Nội quy lao động

- Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

- Khi nhận được văn bản thông báo nội quy lao động có quy định trái với pháp luật, người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

Hiệu lực của nội quy lao động

Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

Người sử dụng lao động có chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động mà không đăng ký nội quy lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Cụ thể, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?