4 nét đặc trưng cơ bản của hộ kinh doanh

Với quy mô nhỏ lẻ, hộ kinh doanh đang là mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Có thể thấy rõ đặc điểm của hộ kinh doanh qua bài viết dưới đây.
Có thể do nhiều người làm chủ

Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể do:

- Một cá nhân làm chủ;

- Hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ;

- Hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Do vậy, đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ (tương tự chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân).

Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh do các thành viên quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người làm đại diện để thực hiện các giao dịch với bên ngoài.

4 nét đặc trưng cơ bản của hộ kinh doanh

Một số đặc điểm của hộ kinh doanh (Ảnh minh họa)


Không có tư cách pháp nhân

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Được thành lập hợp pháp;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Trên cơ sở này có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

Đồng thời, các cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh chính mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Lưu ý: Hộ kinh doanh sử dụng 10 lao động trở lên phải chuyển sang đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm vô hạn về nợ

Cũng tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cá nhân hay một nhóm người hay một hộ gia đình là chủ hộ kinh doanh thì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Nói cách khác, khi phát sinh khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Nghề nghiệp mang tính chất thường xuyên

Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP nêu rõ, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.

Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và các khoản thu nhập chính đều phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh này.

Trên đây là một số đặc điểm nổi bật của hộ kinh doanh. Tùy vào quy mô, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để cân nhắc lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

3 lý do hộ kinh doanh nên chuyển sang doanh nghiệp

Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn đỏ không?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.