Môi giới Forex trái phép có thể bị đi tù

Hiện nay, nước ta vẫn chưa cho phép cá nhân, tổ chức tự do kinh doanh, đầu tư ngoại hối trong nước. Vì thế, việc kinh doanh, môi giới ngoại hối trái phép tại Việt Nam có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Các sàn Forex tại Việt Nam có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép

Thị trường ngoại hối hay còn được biết đến với cái tên Forex là một trong những kênh đầu tư được rất nhiều người quan tâm gần đây.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 20 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, bổ sung bởi Điều 1 Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi năm 2013, Nhà nước chỉ cho phép các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh ngoại hối.

Vì vậy, các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các sàn đầu tư Forex của cá nhân, tổ chức khác tại Việt Nam hiện nay đều không được công nhận hợp pháp.

Ngoài ra việc không được pháp luật công nhận, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công thương cũng từng cảnh báo: Việc quảng cáo, kêu gọi đầu tư thông qua các sàn đầu tư tài chính, đặc biệt là hình thức đầu tư thị trường ngoại hối Forex tại Việt Nam có dấu hiệu của việc kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép.

Cụ thể, các Công ty tài chính, các sàn Forex trái phép này thường lôi kéo người tham gia bằng hình thức trả thưởng, hoa hồng cho môi giới sau khi họ mời thêm thành viên. Đồng thời, xây dựng hệ thống kinh doanh nhiều cấp nhiều nhánh.

Theo Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Mọi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

moi gioi forex trai phepMôi giới Forex trái phép có thể bị đi tù (Ảnh minh họa)

Kinh doanh, môi giới Forex trái phép bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật, hành vi kinh doanh, môi giới Forex trái phép có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Căn cứ khoản 8 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh, môi giới ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép quy định hoạt động sẽ bị phạt hành chính từ 200 - 250 triệu đồng.

Trường hợp nhân viên môi giới hay sàn Forex sử dụng các chiêu trò gian dối, khiến nhà đầu tư thua lỗ, mất tiền có thể bị xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo Điều 290, hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội 02 lần trở lên; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản từ 50 - 200 triệu đồng… thì phạt tù từ 02 - 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng; Gây thiệt hại từ 300 đến dưới 500 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm nếu chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại trên 500 triệu đồng.

Ngoài ra, tội này còn quy định về hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là các quy định để xử lý hành vi kinh doanh, môi giới Forex trái phép. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục