Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết

Nhằm góp phần đẩy lùi và hạn chế hoạt động buôn lậu dịp Tết, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm…

Càng về thời điểm cuối năm, tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng cấm càng có dấu hiệu gia tăng. Trong những ngày vừa qua, lực lượng chức năng các địa phương liên tiếp phát hiện trường hợp hàng hóa nhập lậu, hàng giả. Mới đây, vào ngày 27/12, Công an tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện một chiếc ô tô chở khách vận chuyển hơn 01 tấn hoa quả cùng nhiều hàng hóa khác với số lượng lớn như loa thùng, màn hình điện thoại, quần áo… Tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Trước đó, vào ngày 25/12, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đã phát hiện và tạm giữ 60 thùng hàng chứa hàng nghìn sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện… mang nhãn mác một số thương hiệu lớn không có giấy tờ hợp pháp.

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết
Rượu là một trong những mặt hàng được buôn lậu nhiều nhất (Ảnh: Internet)

Hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng nhái thường tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, được tiêu thụ mạnh như hoa quả, nông sản, quần áo, đồ điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm, rượu… Những mặt hàng này thường được tập kết, vận chuyển ở các tỉnh biên giới, sau đó bằng nhiều cách thức khác nhau chuyển đến các địa phương để tiêu thụ.

Trước thực trạng buôn lậu, hàng giả, hàng cấm đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến thị trường, sức khỏe, quyền lợi của người dân, an ninh, an toàn xã hội, đặc biệt khi dịp lễ Tết đang đến gần, ngày 27/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 48/CT-TTg, trong đó yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường các biện pháp đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc…

Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; tập trung kiểm tra, tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến và địa bàn trọng điểm để ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là các mặt hàng có xu hướng gia tăng trong dịp cuối năm và Tết…

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết
 (Ảnh minh họa)

Trước đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đã ban hành Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 với nhiều nội dung đáng chú ý.

Theo Kế hoạch, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong dịp Tết, nhất là tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện, phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát cho từng lực lượng thuộc địa phương và các lực lượng của Trung ương, trong đó đảm bảo: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không; Các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại,… Ngoài ra, chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, đề nghị truy tố, xét xử nghiêm các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Để tìm hiểu thêm về các quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:

Chỉ thị 48/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

Kế hoạch 1237/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Thưởng Tết 2018 như thế nào?

Thưởng Tết 2018 như thế nào?

Thưởng Tết 2018 như thế nào?

Thưởng Tết luôn là vấn đề được người lao động quan tâm. Tuy nhiên, hiện chưa có một quy định nào quy định cụ thể về vấn đề này. Thưởng Tết ít hay nhiều phụ thuộc vào từng đơn vị cũng như tình hình tài chính, kinh doanh của đơn vị đó.