Cận cảnh Giấy đi đường mới nhất Hà Nội cấp cho doanh nghiệp

Nhằm thực hiện Chỉ thị 20/CT-UBND, Hà Nội đã yêu cầu cấp giấy đi đường cho người dân tại vùng 1 theo mẫu mới có mã QR. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã xin được Giấy đi đường mẫu mới này.

Mẫu giấy đi đường mới nhất của Hà Nội

Dưới đây là hình ảnh Giấy đi đường và mã nhận diện đã được cấp cho một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

mau giay di duong moi nhat cua ha noi

Có thể thấy, so với các mẫu giấy trước đây, mẫu giấy mới nhỏ gọn hơn với kích thước chỉ bằng 1/2 khổ giấy A4, các thông tin cũng đơn giản hơn với: Họ tên; Lý do ra đường; Tuyến đường; Thời gian sử dụng Giấy… Quan trọng nhất, trên giấy có mã QR.

Mã QR trên Giấy đi đường nhằm giúp cơ quan chức năng khi kiểm tra có thể quét mã để xác thực thông tin của người lao động, giúp quá trình kiểm tra đơn giản, nhanh chóng, chính xác hơn.


Điều kiện để được cấp Giấy đi đường tại Hà Nội

Nếu như trước đây, doanh nghiệp tự làm Giấy đi đường theo mẫu, chủ doanh nghiệp tự ký tên và đóng dấu trên giấy, cấp cho người lao động thì từ ngày 06/9/2021, Giấy đi đường của các doanh nghiệp sẽ do cơ quan công an cấp và có sẵn đầy đủ thông tin.

Cụ thể, theo Công văn 6428 của Công an Thành phố Hà Nội, các trường hợp được cấp Giấy đi đường bao gồm:

- Nhóm 1: Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn Thành phố (bao gồm cả các cơ quan trực thuộc và tương đương); Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

Giấy đi đường của nhóm đối tượng này sẽ do Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp cấp.

- Nhóm 2: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu

Giấy đi đường của nhóm này do Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố cấp.

- Nhóm 3: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.

Giấy đi đường do Thủ trưởng các đơn vị cấp.

- Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông:

Do Thủ trưởng các đơn vị cấp.

- Nhóm 6: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

Do Công an xã, phường, thị trấn cấp.

Riêng nhóm 5 là cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu, đi cấp cứu, tiêm vắc xin, ra sân bay thì không cần xin cấp giấy đi đường.

Hà Nội bắt đầu áp dụng mẫu Giấy đi đường mới từ ngày 06/9/2021. Tuy nhiên, Thành phố chưa xử phạt các trường hợp ra đường không có Giấy đi đường theo mẫu mới các ngày 06 và 07/9/2021, chỉ bắt đầu xử phạt từ ngày 08/9/2021
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Không được xử lý kỷ luật người lao động trong trường hợp nào?

Không được xử lý kỷ luật người lao động trong trường hợp nào?

Không được xử lý kỷ luật người lao động trong trường hợp nào?

Để quản lý người lao động, mỗi doanh nghiệp đều đặt ra nội quy, quy chế nhất định được ghi nhận tại nội quy lao động. Nếu vi phạm, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động. Vậy có trường hợp nào vi phạm mà không bị xử lý kỷ luật lao động không?