Mắc những bệnh này không được hiến gan, thận

Ghép thận được chỉ định cho những người bệnh bị suy thận mạn giai đoạn cuối; chỉ định ghép gan đối với các trường hợp bệnh nhân đường mật, xơ gan, ung thư gan và không phải trường hợp hiến gan, thận nào cũng được sử dụng để ghép cho bệnh nhân.

Tiêu chuẩn người hiến gan, thận

Trước hết, phải đảm bảo người hiến nội tạng nói chung, người cho gan, cho thận nói riêng là tự nguyện hiến. Tiêu chuẩn về sự tự nguyện của người hiến nội tạng thể hiện qua việc người hiến có đơn tự nguyện hiến. Tại Quyết định 07/2008/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã ban hành mẫu đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống và yêu cầu đơn phải có màu xanh nhạt.

Ngoài ra, đối với người hiến thận, phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: Tuổi người cho nên tương đương hoặc lớn hơn người nhận. Không nên lấy thận của người cho trên 60 tuổi; Người cho có hai thận có chức năng và hình thể bình thường, bảo đảm sau khi cắt một thận để ghép, quả thận còn lại vẫn bảo đảm chức năng bài niệu cho nhu cầu hoạt động bình thường của cơ thể…

Tương tự, người cho gan phải hoàn toàn tự nguyện cho phần gan; Tuổi từ 20-55, phù hợp về nhóm máu ABO, các xét nghiệm phù hợp về miễn dịch tối thiểu là 25%; Các chỉ số tuyển chọn bình thường; Có thể tích gan và các mạch máu phù hợp (Quyết định 43/2006/QĐ-BYT)

Mắc những bệnh này không được hiến gan, thận

Hiến gan, thận phải đáp ứng những điều kiện nhất định (Ảnh minh họa)

Mắc những bệnh này không được hiến gan, thận:

Thông tư 28/2012/TT-BYT quy định rõ: Trường hợp người hiến gan mắc các bệnh lý gan mật thì không được lấy để ghép cho người bệnh.

Đối với người cho thận, nếu mắc các bệnh sau thì không được lấy để ghép cho người bệnh:

- Bệnh máu:
- Tăng huyết áp đã và đang phải dùng thuốc chống tăng huyết áp;
- Suy tim mạn tính.
- Bệnh thận đa nang.
- Bệnh béo phì (BMI ≥ 30).
- Sỏi đài, bể thận, sỏi tiết niệu hoặc đang mắc bệnh thận, tiết niệu gây suy chức năng thận.
- Xơ gan.

Ngoài ra, chống chỉ định cho thận với các trường hợp: Thận độc nhất, thận móng ngựa, thận đa nang, thận bệnh lý, tiền căn sỏi 2 bên, tiểu máu vi thể; bệnh máu, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim, bệnh lao, sốt rét, nghiện ma túy, phụ nữ có thai…

Cũng tại Thông tư 28, Bộ Y tế đã ban hành Danh mục 20 bệnh của người hiến mô, bộ phận cơ thể không được lấy để ghép cho người bệnh:

1

HIV dương tính

11

Sốt rét

2

Nhiễm retrovirus

12

Nhiễm trùng huyết đang tiến triển

3

EBV-IgM hoặc EBV-PCR dương tính

13

Nhiễm trùng, nhiễm độc có nguyên nhân hoặc không rõ nguyên nhân

4

CMV-IgM hoặc CMV-PCR dương tính

14

Bệnh collagen (Lupus ban đỏ hệ thống, viên da-cơ, xơ cứng bì, viêm nút quanh động mạch)

5

Viêm gan virus B, C đang hoạt động

15

Ung thư (trừ các ung thư não nguyên phát)

6

Viêm não, màng não do virus

16

Đái tháo đường có biến chứng

7

Viêm màng não do nấm

17

Dị ứng với thuốc mê

8

Bệnh dại

18

Nghiện ma túy

9

Giang mai

19

Chết không rõ nguyên nhân

10

Bệnh lao đang điều trị

20

Suy đa tạng



LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục