Lưu ý khi thành lập Công ty cổ phần - 5 điều phải biết

Trước khi lựa chọn loại hình công ty cổ phần cần tham khảo ưu nhược điểm của loại hình này. Khi đã quyết định lựa chọn thành lập công ty cổ phần nhà đầu tư cần phải lưu ý những vấn đề sau:

1. Đối tượng không được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp, những đối tượng sau không được lập và quản lý công ty, trong đó có:

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân… trừ những người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Tổ chức không có tư cách pháp nhân…

2. Đặt tên cho công ty cổ phần

Tên tiếng Việt của công ty cổ phần

Phải gồm 2 thành tố theo thứ tự sau:

- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu

Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty cổ phần

Tên công ty cổ phần là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài (Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014)

Lưu ý: Trước khi đăng ký tên công ty nên kiểm tra trước những tên dự kiến đặt đã có doanh nghiệp nào đặt trước đó chưa để tránh trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký.

3. Trụ sở chính của công ty cổ phần

lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
5 điều phải lưu ý khi thành lập Công ty cổ phần (Ảnh minh họa)

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4. Cách ghi mã ngành, nghề kinh doanh

- Công ty cổ phần lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Nếu muốn chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước. Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế

Chi tiết: Sản xuất giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ

3100

2

- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó, như:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản

6810

2


- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. 

Đồng thời, thông báo cho Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

5. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật (khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014).

Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

LuatVietnam đã tổng hợp 5 điều nêu trên, các nhà đầu tư trước khi thành lập Công ty cổ phần cần lưu tâm để tránh rắc rối khi đăng ký kinh doanh.

Xem thêm:

Công ty cổ phần là gì theo Luật Doanh nghiệp mới nhất?

Một vài điểm đặc trưng của công ty cổ phần

Hậu Nguyễn
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.