Luật Việt Nam tham gia Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật”

Ngày 14/5, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo trọng điểm với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật”. Hội thảo là hoạt động nằm khuôn khổ Diễn đàn “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ”.

Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; TS. Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp; TS. Chu Thị Hoa - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp;…

Về phía Công ty Cổ phần Luật Việt Nam có Giám đốc - ThS. Trần Văn Trí cũng tham dự hội thảo lần này.

Ông Trần Văn Trí – Giám đốc Công ty Cổ phần Luật Việt Nam tại Hội thảo.

Phát biểu tại phần khai mạc Hội thảo, TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh rằng việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội thu hút sự được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân ở hầu hết các quốc gia.

Theo nhiều dự báo, tiềm năng to lớn mà việc phát triển và ứng dụng AI có thể mang đến là việc nâng cấp công nghệ, tăng năng suất lao động, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong lĩnh vực chính sách và pháp luật, AI đang ảnh hưởng đến ở nhiều chiều cạnh, từ việc thay đổi phương thức áp dụng pháp luật đến tạo ra các thách thức mới trong khung thể chế, pháp luật và đạo đức. Thực tế cho thấy, AI có thể được sử dụng để cải thiện hiệu quả trong việc thực thi pháp luật.

Hội thảo với mong muốn hướng tới mục tiêu tạo diễn đàn học thuật để các chuyên gia cũng như nhà khoa học thảo luận những vấn đề có liên quan đến chủ đề “Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật” trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nói chung và AI nói riêng.

Các đại biểu tham dự Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật”.

Đại diện LuatVietnam tham gia Hội thảo, Giám đốc, ThS. Trần Văn Trí trình bày đề tài: "AI và Tư vấn pháp luật: Thực trạng và Giải pháp", trong đó cho biết, việc sử dụng AI trong hoạt động tư vấn pháp luật hiện còn nhiều tranh luận. Việc tiếp cận AI tạo sinh thông qua sản phẩm phổ biến (ChatGPT, Google Gemini) dẫn đến một số hạn chế khi ứng dụng như tính chính xác trong dữ liệu phản hồi, thời gian phản hồi hay tính cập nhật của dữ liệu.

AI Luật - Trợ lý ảo Luật Việt Nam được LuatVietnam nghiên cứu và phát triển được coi là một trong những giải pháp để khắc phục những hạn chế nêu trên.

Theo TS Nguyễn Đức Toàn, Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội AI là lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng với tiềm năng làm thay đổi cách con người làm việc, học tập và tương tác với công nghệ.

Công nghệ AI có thể thay đổi cách làm việc và cải thiện năng suất của con người, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức mới như mất việc làm, thậm chí là vấn đề về đạo đức.

Do vậy, mọi cá nhân, tổ chức cần trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để tạo dựng được thành công trong thế giới được điều khiển bởi AI. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định cần thiết lập các chính sách nhằm đối phó với những ảnh hưởng tiềm ẩn của AI tác động đến đời sống con người để đảm bảo rằng AI được sử dụng một cách có lợi cho nhân loại.

Mới đây, vào ngày 12/5/2024, Công ty cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam (LuatVietnam)  đã cho ra mắt bản thử nghiệm của AI Luật - Trợ lý ảo Luật Việt Nam.

AI Luật là sự kết hợp công nghệ AI để tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp luật. Người dùng được giải đáp các câu hỏi, tình huống pháp luật cơ bản một cách tự động có kèm theo căn cứ pháp lý chi tiết đến từng điều, khoản. AI Luật còn giúp truy xuất nhanh chóng những thông tin pháp luật cần thiết, liên quan đến vấn đề pháp lý người dùng quan tâm, tìm kiếm.

Người dùng có thể đăng ký tài khoản AI Luật và trải nghiệm, đặt câu hỏi tại: https://ailuat.luatvietnam.vn/

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục