Luật có cấm nuôi chó, mèo ở chung cư?

Việc nuôi chó, mèo trong các căn hộ chung cư hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, việc có cấm nuôi chó mèo tại chung cư không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.


Có cấm nuôi chó mèo tại chung cư không?

Theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi sống ở chung cư là chăn, thả gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.

Trong khi đó, khoản 6, khoản 7 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa gia súc như sau:

6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Đồng thời, theo Phụ lục II kèm Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019, chó mèo được xếp vào loại động vật khác, không thuộc danh mục gia súc, gia cầm.

Đây cũng là nội dung được Bộ Xây dựng khẳng định trong Công văn số 176/BXD-QLN. Do đó, việc nuôi chó mèo trong nhà chung cư không thuộc trường hợp bị cấm.

Tuy nhiên, cũng tại Công văn này, Bộ Xây dựng cũng khẳng định rằng, dù quy định của Luật không cấm nuôi chó mèo trong chung cư nhưng người sinh sống trong chung cư phải tuân thủ theo các quy định được nêu tại nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư để đảm bảo việc sử dụng chung cư an toàn, văn minh.

Thực tế cho thấy, có những chung cư nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình.

Luật có cấm nuôi chó mèo tại chung cư không? (Ảnh minh họa)

Nuôi chó mèo ở chung cư cần chú ý gì?

Khi nuôi chó mèo trong chung cư, chủ nuôi cần đáp ứng và thực hiện nghiêm việc quản lý nuôi chó mèo tại Điều 66 Luật Chăn nuôi năm 2018 như sau:

- Phải tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo. Nếu không tiêm phòng vắc xin bệnh dại căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP, chủ chó mèo sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.

Nếu nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thú y, cán bộ chăn nuôi để xử lý theo quy định.

- Phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi khác như rọ mõm, giữ gìn vệ sinh môi trường… Nếu không rọ mõm, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa cho ra nơi công cộng thì chủ chó, mèo có thể bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP).

Ngoài ra, theo điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP khi vi phạm về trật tự công cộng là thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng, nếu không thực hiện việc đeo rọ mõm cho chó hoặc không đảm bảo an toàn cho người/vật nuôi khác trong chung cư thì có thể bị phạt từ 300.000 - 500.000 đồng.

- Nếu chó mèo người đó nuôi tấn công người khác mà xảy ra thiệt hại thì người chủ chó mẹ phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm các thiệt hại dưới đây:

- Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất/giảm sút của người bị thiệt hại một cách hợp lý.

- Thu nhập thực tế bị mất/giảm sút hoặc mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại (nếu không xác định hoặc thu nhập không ổn định được thiệt hại của người bị thiệt hại).

- Chi phí và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị…

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Có cấm nuôi chó mèo tại chung cư không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục