9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014

Môi trường vừa là không gian sống vừa là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên để con người khai thác và sử dụng. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nội dung bài viết này sẽ tổng hợp những quy định đáng chú ý nhất của Luật Bảo vệ môi trường 2014 mà ai cũng cần biết.


1. 3 đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014, 03 nhóm đối tượng sau phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:

- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

- Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, phạt đến 200 triệu đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường
3 đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (Ảnh minh họa)

Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:

- Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;

- Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Từ ngày 10/08/2018, biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau: Với dự án công trình dân dụng là từ 08 - 84 triệu đồng; Với dự án công nghiệp là từ 9,6 - 96 triệu đồng…


2. Phí nước thải bằng 10%/mgiá nước sạch

Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường là quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức xả rác ra môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường. Mức phí bảo vệ môi trường được căn cứ trên khối lượng chất thải, độ độc hại của chất thải và sức chịu tải của môi trường nơi tiếp nhận chất thải.

Nghị định 154/2016/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, theo đó:

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo nguyên tắc: 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng;

- Mức phí áp dụng đối với nước thải công nghiệp được xác định theo công thức cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này;

- Nghị định cũng liệt kê 8 trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nêu tại Điều 5.

Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được cụ thể hóa tại Nghị định 164/2016/NĐ-CP:

- Phí 100 nghìn đồng/tấn đối với dầu thô; 50 đồng/m3 đối với khí thiên nhiên, khí than và mức phí 35 đồng/m3 được áp dụng đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng;

- Nghị định cũng hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên…


3. Gây ô nhiễm tiếng ồn bị phạt đến 160 triệu đồng

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014, gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có những biện pháp hạn chế tiếng ồn, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau đến 300 nghìn đồng.

9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014
Gây ô nhiễm tiếng ồn bị phạt đến 160 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã đưa ra mức phạt lên đến 160 triệu đồng với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật tại Điều 17. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA…

- Phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

Xem thêm: 15 vi phạm phổ biến gây ô nhiễm môi trường và mức xử phạt


4. Phải có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại

Theo đó, chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) phải lập hồ sơ về CTNH và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý CTNH quy định tại Mục 2 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Để được cấp giấy phép xử lý CTNH, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý CTNH đã được sửa đổi bởi Nghị định 136/2018/NĐ-CP, gồm:

- Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 60/2016/NĐ-CP.

- Phương tiện vận chuyển CTNH phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH.

- Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý CTNH, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không...

Hiện nay, mức thu phí cấp mới giấy phép xử lý CTNH theo Thông tư 59/2017/TT-BTC là: 39,2 triệu đồng ở TP. Hồ Chí Minh; 12,3 triệu đồng ở Hà Nội.


5. Cây xanh cần chiếm tối thiểu 10% tổng diện tích cụm công nghiệp

Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung là nội dung được quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Cụ thể hóa những nội dung trên, Thông tư  31/2016/TT-BTNMT quy định trách nhiệm của chủ đầu tư:

- Không được mở rộng cụm công nghiệp, tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào cụm công nghiệp nếu cụm công nghiệp chưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường;

- Nộp phí bảo vệ môi trường đầy đủ;

- Bố trí ít nhất 01 cán bộ trình độ đại học trở lên đúng chuyên ngành phụ trách bảo vệ môi trường;

9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014
Cây xanh phải chiếm tối thiểu 10% tổng diện tích cụm công nghiệp (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, cụm công nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện khác về cảnh quan, hạ tầng thiết bị:

- Diện tích cây xanh tối thiểu chiếm 10% tổng diện tích;

- Trang bị đồng hồ đo lưu lượng nước, công tơ điện tử độc lập; điểm xả thải có biển báo; sàn công tác có diện tích tối thiểu 01 m2, lối đi thuận tiện;

- Lưu lượng nước thải của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục...


6. Kéo dài thời hiệu khởi kiện trong lĩnh vực môi trường

Trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2014 ra đời, nguyên tắc tính thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về môi trường được áp dụng theo Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm hại”.

Nhận thấy cách tính này không phù hợp với đặc thù xuất hiện muộn của hậu quả ô nhiễm môi trường có thể lên đến hàng chục năm sau, Khoản 3 Điều 162 Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã quy định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ khi nạn nhân phát hiện ra thiệt hại của mình do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của tổ chức, cá nhân khác.

Cụ thể, người bị thiệt hại sau khi nhận biết hậu quả của hành vi vi phạm tác động đến mình có thời hạn 03 năm để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, đòi bồi thường thiệt hại, điều này được quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015.


7. Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định các điều kiện cá nhân, tổ chức được phép nhập khẩu phế liệu. Theo đó, điểm a Khoản 3 Điều 76 quy định cá nhân, tổ chức chỉ được nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.

9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014
Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải đảm bảo:

- Phế liệu nhập khẩu thuộc 36 loại phế liệu được liệt kê tại Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng quy định tại Quyết định 73/2014/QĐ-TTg;

- Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu;

- Phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp không tái xuất được thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;

- Thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.

Từ ngày 01/10/2018, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không cấp phép nhập khẩu phế liệu qua đường bộ. Trước đó, Thông báo 281/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 07/08/2018 cũng khẳng định sẽ rà soát lại Giấy phép nhập khẩu phế liệu của các đơn vị.


8. Lợi dụng chức vụ trong quản lý môi trường bị phạt tới 15 năm tù

Luật Bảo vệ môi trường 2005 liệt kê 15 hành vi bị nghiêm cấm của chủ thể chịu sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, để mở quy định “Các hành vi bị nghiêm cấm khác”.

Luật Bảo vệ môi trường 2014 sửa đổi quy định này, mở rộng đối tượng có hành vi bị nghiêm cấm đối với chủ thể là đại diện Nhà nước trong quản lý môi trường: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định ...”.

Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo đó, người vi phạm tùy theo mức độ gây thiệt hại mà có thể bị phạt tù 10-15 năm và bị áp dụng hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1-5 năm và phạt tiền đến 100 triệu đồng.


9. Công khai thông tin cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường 2014. Cũng theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo và phạt tiền lên đến 2 tỷ đồng.

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính phải được đưa vào danh mục kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường và thời hạn thực hiện, trừ các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động.

9 nội dung đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường 2014
Công khai thông tin cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải thông tin cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường;

- UBND cấp tỉnh đăng tải thông tin cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại địa bàn trên trang thông tin điện tử của tỉnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- UBND cấp huyện thông tin thường xuyên về cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn trên hệ thống truyền thanh của địa phương;

- UBND cấp xã niêm yết công khai thông tin cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại trụ sở và thông báo tới các thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội của xã để biết và phối hợp giám sát việc thực hiện.

Việc công khai danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được thực hiện cho đến khi cơ sở được chứng nhận đã hoàn thành biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định tại Điều 36 Nghị định 19/2015/NĐ-CP.

Trên đây là tổng hợp của LuatVietnam về 9 điểm mới, nổi bật và đáng chú ý của Luật Bảo vệ môi trường mới nhất. Hiện nay, trên hệ thống của LuatVietnam cũng đã cập nhật đầy đủ các văn bản liên quan trong lĩnh vực TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG, quý khách hàng có thể tham khảo thêm tại đây.

Xem thêm:

Chi 535 tỷ đồng để xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Chính thức tăng kịch khung thuế môi trường với xăng, dầu

Bãi bỏ, đơn giản hóa 13 thủ tục lĩnh vực tài nguyên, môi trường

Hà Nội hỗ trợ tiền cho người sống gần bãi rác

Vì sao không nên vứt pin cũ vào thùng rác?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học đã áp dụng từ lâu

Quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học đã áp dụng từ lâu

Quy định sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học đã áp dụng từ lâu

Dư luận đang xôn xao vì quy định trong một dự thảo mới công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sinh viên sư phạm bán dâm đến lần thứ 4 sẽ bị đuổi học. thế nhưng, thực tế ít ai biết rằng, quy định này đã chính thức được quy định từ lâu.

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai nhưng không muốn kết hôn là thực tế không còn quá xa lạ hiện nay. Trong trường hợp này, sự thiệt thòi luôn thuộc về phái yếu. Vậy dưới góc độ pháp luật, nam giới phải chịu trách nhiệm như thế nào nếu làm người yêu có bầu nhưng không cưới.