Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe mới nhất

Để chiếc xe của mình sở hữu được đẹp và độc lạ hơn, nhiều người đã chọn cách tự ý “độ” thêm nhiều phụ kiện dẫn đến làm thay đổi kết cấu của xe. Tuy nhiên, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu cố tình vi phạm, người thực hiện hành vi này sẽ bị phạt thế nào?


Không được phép tự ý thay đổi kết cấu xe

Theo khoản 1 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Theo đó, mỗi chiếc xe được sản xuất và lưu thông trên đường đều phải đảm bảo theo các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Mặt khác, khoản 2 Điều 55 Luật này cũng quy định:

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, chủ phương tiện không được phép tự thay đổi kết cấu của xe làm thay đổi thiết của xe đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ lại không giải thích cụ thể thế nào là thay đổi kết cấu của xe. Do đó, cần căn cứ trực tiếp vào các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để xác định các trường hợp cụ thể bị coi là thay đổi kết cấu xe.

loi tu y thay doi ket cau xe

Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe (Ảnh minh họa)


Lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định nêu trên, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu xe không đúng với thiết kế xe đã được phê duyệt. Đây là hành vi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, rất dễ gây tai nạn giao thông. Do đó, việc thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

* Đối với xe máy:

Hành vi

Mức phạt đối với chủ phương tiện

Căn cứ

Cá nhân

Tổ chức

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

800.000 - 02 triệu đồng

1,6 - 04 triệu đồng

Điểm a khoản 5 Điều 30

Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

Điểm c khoản 5 Điều 30

* Đối với ô tô:

Hành vi

Mức phạt đối với chủ phương tiện

Căn cứ

Cá nhân

Tổ chức

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

02 - 04 triệu đồng

04 - 08 triệu đồng

Điểm a khoản 7 Điều 30

Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

06 - 08 triệu đồng

12 - 16 triệu đồng

Điểm a khoản 9 Điều 30

Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách;

Điểm b khoản 9 Điều 30

Trên đây là thông tin về mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Tự lắp thêm đèn trợ sáng cho xe có bị phạt vi phạm?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?