Loại đèn nào không được thả vào Trung thu?

Tết Trung thu (15/8 Âm lịch) đang đến gần trong niềm háo hức và mong chờ của cả trẻ nhỏ và người lớn. Các loại đèn trung thu là thứ được sử dụng nhiều nhất trong dịp này. Tuy nhiên, có một loại đèn được pháp luật nghiêm cấm sử dụng.


Nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và thả đèn trời

Đèn trời là loại đèn truyền thống thường được thả vào Trung thu, Tết Nguyên đán… Đèn có hình trụ, giống một chiếc chuông lớn, làm từ giấy bản, tre, sợi thép mảnh và vải để làm bấc đèn. Sau khi đốt bấc, đèn sẽ căng đều và nhẹ nhàng bay lên không trung.

Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng được coi là cái nôi của đèn trời, cả xã làm đèn trời và thả đèn trời. Đây được coi là thú chơi không thể thiếu được của người dân nơi đây. Đèn trời từ đó cũng trở nên phổ biến ở các địa phương trong cả nước.

Tuy nhiên, vào giữa năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg với nội dung: Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời trong phạm vi cả nước.

Sau đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi tàng trữ, vận chuyển đèn trời sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán đèn trời bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng.
 

Loại đèn nào không được thả vào Trung thu?

Từ 15/9/2009, đèn trời bị nghiêm cấm đốt, thả trên cả nước (Ảnh minh họa)



Vì sao đèn trời lại bị nghiêm cấm?

Cho dù là một nét đẹp văn hóa trong những ngày lễ, tết nhưng không phải ở đâu đèn trời cũng được làm đúng kỹ thuật. Nhiều người làm đèn trời bằng những vật liệu dễ cháy, sơ sài… nên đã gây ra nhiều vụ cháy nghiêm trọng.

Điển hình như vụ đèn trời rơi vào lưới điện cao thế ở Long Biên, Hà Nội vào đêm Giao thừa khiến cho 20.000 hộ dân nơi đây phải đón giao thừa không có điện… Hay vụ việc đèn trời rơi vào cáp viễn thông của Bưu điện Hà Nội khiến hệ thống viễn thông liên tỉnh gặp sự cố… Bên cạnh đó còn nhiều vụ đèn trời rơi vào các khu chứa xăng dầu ở Hà Nội, Hải Phòng nhưng may mắn được xử lý kịp thời.

Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định nghiêm cấm hoàn toàn việc đốt và thả đèn trời, nhiều người bày tỏ sự nuối tiếc khi một nét đẹp văn hóa truyền thống đã vĩnh viễn không còn nữa. Tuy nhiên, trước những hậu quả nhãn tiền mà đèn trời đã gây ra, thì việc cấm là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cháy nổ.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP - văn bản mới làm thay đổi hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ. Xem ngay bảng so sánh điểm mới so với Nghị định 123 để không bỏ sót những quy định mới có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn. 

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.