Lộ trình tăng học phí từ năm học 2022 - 2023 của học sinh, sinh viên

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, từ năm học 2022 - 2023 trở đi, học phí phổ thông, đại học có thể tăng dần dựa trên chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 

1. Lộ trình tăng học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông

Học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập được quy định tại Điều 9 Nghị định 81/2021 như sau:

1.1. Khung học phí năm học 2022 - 2023

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, khung học phí năm học 2022 - 2023 quy định mức sàn - mức trần như sau:

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

300 - 540

300 - 540

300 - 650

300 - 650

Nông thôn

100 - 220

100 - 220

100 - 270

200 - 330

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

50 - 110

50  110

50 - 170

100 - 220

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên:

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

600 - 1.080

600 - 1.080

600 - 1.300

600 - 1.300

Nông thôn

200 - 440

200 - 440

200 - 540

400 - 660

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

100 - 220

100 - 220

100 - 340

200 - 440

- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: 

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

750 - 1.350

750 - 1.350

750 - 1.625

750 - 1.625

Nông thôn

250 - 550

250 - 550

250 - 675

500 - 825

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

125 - 275

125 - 275

125 - 425

250 - 550

1.2. Khung học phí từ năm học 2023 - 2024 trở đi

Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

lo trinh tang hoc phi

2. Lộ trình tăng học phí đối với giáo dục đại học

Theo Điều 11 Nghị định 81, lộ trình tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

2.1. Học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026

- Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Đơn vị: triệu đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 - 2023

Năm học

2023 - 2024

Năm học

2024 - 2025

Năm học

2025 - 2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1,25

1,41

1,59

1,79

Khối ngành II: Nghệ thuật

1,2

1,35

1,52

1,71

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1,25

1,41

1,59

1,79

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1,35

1,52

1,71

1,93

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1,45

1,64

1,85

2,09

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1,85

2,09

2,36

2,66

Khối ngành VI.2: Y dược

2,45

2,76

3,11

3,5

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

1,2

1,5

1,69

1,91

 - Mức trần học phí tối đa với các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên:

Đơn vị: triệu đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 - 2023

Năm học

2023 - 2024

Năm học

2024 - 2025

Năm học

2025 - 2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

2,5

2,82

3,19

3,58

Khối ngành II: Nghệ thuật

2,4

2,7

3,04

3,42

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

2,5

2,82

3,18

3,58

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

2,7

3,04

3,42

3,86

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

2,9

3,28

3,7

4,18

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

3,7

4,18

4,72

5,32

Khối ngành VI.2: Y dược

4,9

5,52

6,22

7,0

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

2,4

3,0

3,38

3,82

- Mức trần học phí các trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:

Đơn vị: triệu đồng/sinh viên/tháng

Khối ngành

Năm học

2022 - 2023

Năm học

2023 - 2024

Năm học

2024 - 2025

Năm học

2025 - 2026

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

3,125

3,525

3,975

4,475

Khối ngành II: Nghệ thuật

3,0

3,375

3,8

4,275

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

3,125

3,525

3,975

4,475

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

3,375

3,8

4,275

4,825

Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

3,625

4,1

4,625

5,225

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

4,625

5,225

5,9

6,65

Khối ngành VI.2: Y dược

6,125

6,9

7,775

8,75

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

3,0

3,75

4,225

4,775

Ngoài ra, đối với chương trình đào tạo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục hoặc đạt mức tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí và thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

2.2. Mức trần học phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ

- Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học nhân hệ số 1,5 tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

- Mức trần học phí đối với đào tạo tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học nhân hệ số 2,5 tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

2.3. Trường hợp đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa

Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.

2.4. Trường hợp học trực tuyến

Cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.

Ngoài ra, mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.

2.5. Học phí chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ, mô-đun

Các cơ sở đào tạo sẽ thu học phí của một tín chỉ, mô-đun căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ, mô-đun =

Tổng học phí toàn khóa

Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng X 10 tháng X số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.

Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học;

Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ hai trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.

Ngày 20/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chưa tăng học phí các cấp trong năm học 2022 - 2023 để tiếp tục hỗ trợ học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát góp phần phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

Nếu còn thắc mắc về lộ trình tăng học phí, đọc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Người tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, có rất nhiều người di chuyển đến các tỉnh, thành phố không phải nơi đăng ký thường trú để sinh sống, làm việc tự do. Vì không không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm y tế theo tổ chức hay được nhà nước hỗ trợ nên rất nhiều người quan tâm đến việc tạm trú mua bảo hiểm y tế ở đâu?