Công chức dùng xe công đi lễ hội, du xuân bị xử lý thế nào?

Sau mỗi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, vấn đề cán bộ, viên chức, công chức dùng xe công đi lễ hội, du xuân trái phép lại được nhiều người quan tâm. Vậy trường hợp này, cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý thế nào?


1. Cấm cán bộ, công chức sử dụng xe công đi lễ hội

Đây là nội dung đang được quy định chi tiết tại điểm e khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý, tổ chức lễ hội. Cụ thể:

e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Đồng thời, điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành cũng nêu rõ:

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

Theo đó, nếu sử dụng xe công để đi lễ hội vì mục đích vụ lợi thì cán bộ, công chức, viên chức vi phạm có thể bị coi là tham nhũng và sẽ phải chịu mức xử phạt, kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của mình.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, bên cạnh việc chấp hành các quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện các quy định sau khi tham gia lễ hội:

- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường…

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để sử dụng xe công đi lễ hội vì mục đích vụ lợi ngoại trừ trường hợp là thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc thực hiện nhiệm vụ tại lễ hội đó.

Công chức dùng xe công đi lễ hội bị phạt thế nào

2. Không đi chùa, lễ hội nếu không được phân công

Theo các quy định hiện hành, pháp luật chỉ cấm cán bộ, công chức, viên chức đi chùa, lễ hội nếu không thuộc trường hợp tham gia hoặc thực hiện nhiệm vụ tại lễ hội. Đồng nghĩa, nếu được phân công nhiệm vụ hoặc được giao tham gia lễ hội thì cán bộ, công chức, viên chức được phép đi chùa, lễ hội.

Đồng thời, đây cũng là chỉ đạo mới nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tổ chức Tết Quý Mão 2023 tại Chỉ thị số 19 ngày 18/11/2022:

[…] chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định


3. Công chức dùng xe công đi lễ hội bị phạt thế nào?

Hiện nay, Nghị định 63/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang quy định mức phạt với cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng xe công để đi lễ hội.

Cụ thể, nếu không thuộc trường hợp được tham gia hoặc được giao nhiệm vụ trong lễ hội thì tuỳ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính:

3.1 Xử lý kỷ luật

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, nếu dùng xe công đi lễ hội, cán bộ, công chức, viên chức có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

Cán bộ

Công chức

Viên chức

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Bãi nhiệm.

Lưu ý: Hình thức xử lý kỷ luật cách chức chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Lưu ý: Hình thức xử lý kỷ luật giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Lưu ý: Cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

3.2 Xử phạt vi phạm hành chính:

Nếu bố trí, sử dụng xe ô tô công không đúng mục đích, cán bộ, công chức, viên chức có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Công chức dùng xe công đi lễ hội bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Top 5 bản tường trình sự việc và hướng dẫn cách viết chi tiết

Top 5 bản tường trình sự việc và hướng dẫn cách viết chi tiết

Top 5 bản tường trình sự việc và hướng dẫn cách viết chi tiết

Bản tường trình sự việc là một trong những biểu mẫu thông dụng trong các cơ quan tổ chức, trường học, công ty, doanh nghiệp…Chắc hẳn, việc viết một bản tường trình sự việc đảm bảo yếu tố đúng, đủ yêu cầu theo quy định thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu cách viết chi tiết dưới đây nhé!