Những quyền lợi dành riêng cho lao động nữ sinh mổ

Sinh mổ có tính chất nguy hiểm cao hơn nên theo quy định của pháp luật, lao động nữ sinh mổ cũng được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Dưới đây là thông tin về chế độ thai sản sinh mổ 2018.

1. Vợ sinh mổ, chồng được nghỉ 7 ngày

Đây là quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Theo đó, nếu như trong trường hợp vợ sinh thường, chồng (đang đóng BHXH) chỉ được nghỉ 05 ngày làm việc thì trong trường hợp vợ sinh mổ, chồng được nghỉ 07 ngày làm việc. Đặc biệt, trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải sinh mổ thì số ngày nghỉ của chồng là 14 ngày làm việc.

Trong những ngày nghỉ do vợ sinh con, chồng không được hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả mà được hưởng trợ cấp do cơ quan BHXH chi trả. Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chồng được hưởng trợ cấp trong những ngày nghỉ do vợ sinh mổ như sau:

Mức hưởng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ/24 ngày x 7 ngày.

Xem thêm: Vợ sinh con, chồng được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Những quyền lợi dành riêng cho lao động nữ sinh mổ

Nếu vợ sinh thường, chồng được nghỉ 5 ngày thì khi vợ sinh mổ, chồng được nghỉ 7 ngày (Ảnh minh họa)


2. Sinh mổ, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức đến 7 ngày

Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Trong trường hợp lao động nữ sinh mổ, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là tối đa 07 ngày (sinh thường chỉ được nghỉ tối đa 5 ngày).

Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh, lao động nữ cũng được hưởng trợ cấp do cơ quan BHXH chi trả, thay vì lương do người sử dụng lao động trả. Mức hưởng mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là 30% mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở hiện nay là 1.390.000 triệu đồng/tháng, do đó, lao động nữ sinh mổ nghỉ dưỡng sức sẽ được hưởng 417.000 đồng/ngày; nếu nghỉ tối đa 7 ngày, tổng mức hưởng là 2.919.000 đồng.

Xem thêm

Tất tật những khoản tiền lao động nữ nhận được khi sinh con.

Chế độ thai sản 2018: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Xử lý vi phạm hành chính: 9 điểm nổi bật nhất 2019

Luật Xử lý vi phạm hành chính: 9 điểm nổi bật nhất 2019

Luật Xử lý vi phạm hành chính: 9 điểm nổi bật nhất 2019

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực từ 01/07/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính, đến nay đã có hơn 100 văn bản hướng dẫn thi hành. Bài viết dưới đây chỉ ra 9 điểm mới mà bạn đọc cần biết để có cái nhìn tổng quát nhất về Luật này.

Khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đều được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên, giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động có nhiều sự khác biệt, cụ thể:

9 nội dung nổi bật của Luật Xây dựng 2014 người dân cần biết

9 nội dung nổi bật của Luật Xây dựng 2014 người dân cần biết

9 nội dung nổi bật của Luật Xây dựng 2014 người dân cần biết

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, sau 03 năm đi vào thực tế, Luật Xây dựng 2014 đã cụ thể hóa các quy định về cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đối với cá nhân… Dưới đây là 9 điểm nổi bật của Luật Xây dựng mới nhất.