Chế độ nghỉ khi kết hôn: Nghỉ mấy ngày? Có được trả lương không?

Sau đây là những thắc mắc phổ biến xung quanh chế độ nghỉ khi kết hôn của người lao động như: Kết hôn được nghỉ mấy ngày? Nghỉ kết hôn có được hưởng lương không?... Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Kết hôn được nghỉ mấy ngày?

Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp nghỉ khi kết hôn được xếp vào một trong các trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương. Theo đó, người lao động kết hôn thì người đó sẽ được nghỉ 03 ngày.

Trường hợp muốn được nghỉ dài hơn, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ gộp ngày phép năm. Bởi khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.

Nếu hết phép, người lao động có thể thỏa thuận xin nghỉ không lương, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

Trong khi đó, nếu người thân của người lao động kết hôn, người này sẽ được nghỉ với số ngày như sau:

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày có lương (theo điểm b khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

- Cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày mà không có lương (theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Chế độ nghỉ khi kết hôn: Nghỉ mấy ngày?
Chế độ nghỉ khi kết hôn: Nghỉ mấy ngày? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ kết hôn có được hưởng lương không?

Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ trường hợp nghỉ kết hôn là nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương. Do đó, người lao động nghỉ kết hôn vẫn được trả lương như bình thường. 03 ngày nghỉ kết hôn đều được tính như những ngày công khác.

Người lao động nghỉ kết hôn vẫn hưởng lương như bình thường dù không đi làm vài ngày. Tại tháng người lao động nghỉ kết hôn, người sử dụng lao động phải trả đầy đủ tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trường hợp trừ lương nhân viên (không tính tiền lương cho những ngày người lao động nghỉ kết hôn) thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong  lĩnh vực lao động về lỗi trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng nếu không trả đủ lương cho 01 đến 10 người lao động khi họ kết hôn.

3. Nghỉ cưới vào ngày lễ có được nghỉ bù không?

Theo quy định về nghỉ việc riêng tại Điều 115 Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ kết hôn 03 ngày.

Bộ luật Lao động không quy định rõ 03 ngày này là ngày làm việc hay ngày thông thường mà chỉ đề cập tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP rằng thời gian nghỉ này được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

Đối trường hợp của nghỉ kết hôn lại trùng với ngày nghỉ lễ, hiện chưa có quy định hướng dẫn đề cập đến việc người lao động có được nghỉ bù hay không.

Bộ luật Lao động năm 2019 mới chỉ ghi nhận trường hợp được nghỉ bù duy nhất là khi ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo tại khoản 3 Điều 111.

Do đó, có thể, nếu không có thỏa thuận nào khác với người sử dụng lao động thì khi ngày cưới trùng với ngày lễ thì người lao động cũng không được nghỉ bù.

Nghỉ cưới trùng nghỉ lễ có được nghỉ bù?
Nghỉ cưới trùng nghỉ lễ có được nghỉ bù? (Ảnh minh họa)

4. Nghỉ kết hôn có cần người sử dụng lao động đồng ý?

Theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động khi nghỉ kết hôn chỉ cần thông báo cho người sử dụng lao động biết. Như vậy, dù người sử dụng lao động có đồng ý hay không thì người lao động vẫn được nghỉ kết hôn để thực hiện quyền của mình.

Hình thức thông báo không bị giới hạn nên người lao động có thể thông báo bằng lời nói, văn bản, tin nhắn, email,…

Trường hợp người sử dụng lao động không cho nghỉ kết hôn theo như thông tin được người lao động thông báo thì người sử dụng lao động đó có thể bị phạt hành chính về lỗi không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 02 đến 05 triệu đồng khi không cho người lao động nghỉ kết hôn.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý về chế độ nghỉ khi kết hôn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ tư vấn.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Hiện nay, khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II” chưa được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ về khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I quỹ II” là rất quan trọng để giúp người dân hiểu rõ về các loại quỹ đất.

Đất ngoài chỉ giới có được xây nhà ở, công trình không?

Đất ngoài chỉ giới có được xây nhà ở, công trình không?

Đất ngoài chỉ giới có được xây nhà ở, công trình không?

Chỉ giới xây dựng là một trong những vấn đề mà người sử dụng đất cần phải lưu ý khi xây nhà ỏ, công trình trên đất để tránh bị phạt. Vậy trường hợp đất ngoài chỉ giới xây dựng có bị phạt không? Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ vấn đề này.