Làm sao nhận biết giấy triệu tập của công an là thật hay giả?

Chiêu trò gọi điện thông báo có lệnh bắt khẩn cấp, giấy triệu tập vì có liên quan đến vụ án đang điều tra để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã diễn ra vài năm trở lại đây. Tình trạng này đã được cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn có không ít người nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy.

1. Cảnh giác trước chiêu trò làm giả giấy triệu tập của công an để lừa đảo

Chiêu trò gọi điện thông báo có lệnh bắt khẩn cấp, giấy triệu tập vì có liên quan đến vụ án đang điều tra để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã diễn ra vài năm trở lại đây.

Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan nhà nước, đe dọa nạn nhân có liên quan đến các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định với lý do phục vụ điều tra sau đó chiếm đoạt.

Tình trạng này đã được cảnh báo khá nhiều trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy.

Thậm chí có trường hợp vì lo sợ đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho đối tượng lừa đảo khi nhận được lệnh bắt giả.

Theo quy định hiện hành, khi có yêu cầu làm việc, các cơ quan này sẽ có giấy mời và làm việc trực tiếp, không bao giờ làm việc qua điện thoại. Bên cạnh đó, cần hết sức cảnh giác khi cài các ứng dụng, truy cập đường dẫn do các đối tượng gửi.

Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) khuyến cáo người dân hết sức bình tĩnh, cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi lạ, xưng danh các cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án, có hành vi đe dọa người nghe bị dính líu đến các vụ án hình sự.

Làm sao nhận biết giấy triệu tập của công an là thật hay giả?

2. Làm sao nhận biết giấy triệu tập của công an là thật hay giả?

Để nhận biết giấy triệu tập là thật hay giả, cần lưu ý các điểm sau:

- Về hình thức: Giấy triệu tập phải có đầy đủ quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và có đóng dấu của cơ quan đó.

- Về nội dung: Theo Điều 185 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Theo đó, cần xem kỹ lý do triệu tập được nêu trong văn bản để xác định xem mình có vai trò gì, liên quan như thế nào với vụ án.

Việc triệu tập chỉ được áp dụng với những người tham gia tố tụng vụ án hình sự. Vì vậy, việc xác định mình là ai, có vai trò như thế nào trong vụ án rất quan trọng để có thể xác định những quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc triệu tập.

Pháp luật quy định việc triệu tập người có liên quan tới vụ án hình sự phải được thực hiện bằng văn bản. Mọi hành vi triệu tập thông qua lời nói, qua điện thoại,... thì đều không có giá trị và người bị triệu tập sẽ không có nghĩa vụ phải tuân theo lời triệu tập này.

3. Khi nào cơ quan công an được gửi giấy triệu tập cho người dân?

Giấy triệu tập được hiểu là loại biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng, dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án.

Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này. Trong tố tụng dân sự, hành chính thì chỉ có Thẩm phán mới có thẩm quyền này.

Nếu không phải là người tham gia tố tụng trong một vụ án/vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Làm sao nhận biết giấy triệu tập của công an là thật hay giả? Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến trường hợp của mình, bấm gọi ngay 1900.6192 và nói với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi vấn đề của bạn.

>> Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào?
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục