Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai nhưng không muốn kết hôn là thực tế không còn quá xa lạ hiện nay. Trong trường hợp này, sự thiệt thòi luôn thuộc về phái yếu. Vậy dưới góc độ pháp luật, nam giới phải chịu trách nhiệm như thế nào nếu làm người yêu có bầu nhưng không cưới.


Vi phạm đạo đức, nhưng không phạm luật

Pháp luật chỉ thật sự can thiệp vào mối quan hệ tình cảm giữa nam và nữ khi hai người xác lập quan hệ hôn nhân. Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn và có Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong khi đó, quan hệ tình cảm yêu đương giữa nam và nữ là sự tự nguyện của hai bên và pháp luật không điều chỉnh. Làm người yêu có bầu nhưng không cưới chỉ vi phạm phạm trù đạo đức, chuẩn mực xã hội; còn dưới góc độ pháp luật, đây không được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, không thể xử phạt hành chính cũng như không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

Hướng xử lý tốt nhất trong tình huống nêu trên là hai bên cùng thỏa thuận với nhau để tìm được tiếng nói chung về trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới chỉ vi phạm phạm trù đạo đức (Ảnh minh họa)

Trách nhiệm cấp dưỡng của người bố như thế nào?

Sau khi bạn gái sinh con, nếu xác định chính xác quan hệ cha - con, thì dù không đăng ký kết hôn, người cha phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Cụ thể, Điều luật này chỉ rõ: "Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con".

Nếu đã có quyết định của Tòa án mà người cha cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể sẽ bị phạt hành chính từ 03 triệu đồng - 05 triệu đồng (theo điểm a, khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).

Nghiêm trọng hơn, việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con bị lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015).

Tóm lại, nếu làm người yêu có bầu mà không cưới không phải là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng cố tình chối bỏ con của mình và không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì đây là hành vi vi phạm pháp luật và chịu mức phạt nghiêm khắc.

Xem thêm:

4 thiệt thòi về pháp lý khi chán “sống thử”

Theo Luật, bao nhiêu tuổi được quan hệ tình dục?

Luật Hôn nhân và Gia đình: 10 điểm nổi bật nhất 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Người phạm tội bỏ trốn, trốn tránh việc xử lý của pháp luật thậm chí còn gây ra nhiều hậu quả xấu khác cho xã hội không phải là hiếm gặp. Do đó, hoạt động truy nã bị can, bị cáo là rất cần thiết. Vậy khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?

Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?

Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?

Những vụ cháy nghiêm trọng tại các tòa nhà chung cư liên tiếp xảy ra trong thời gian vừa qua đã khiến vấn đề mua bảo hiểm cháy nổ chung cư được quan tâm hơn bao giờ hết. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về việc ai sẽ phải đóng loại phí này hàng năm.