Làm mất thẻ ngân hàng có nguy hiểm không?

Hiện nay, việc người dân sử dụng các loại thẻ ngân hàng như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ rất phổ biến bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, khi để mất thẻ ngân hàng, người dùng sẽ phải đối mặt với một số rủi ro nhất định.

Làm mất thẻ ghi nợ

Theo Thông tư 19/2016/TT-NHNN, thẻ ghi nợ ( hay debit card) là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.

Hiện nay, nhiều người gọi thẻ ghi nợ là thẻ ATM.

Tuy nhiên, trên thực tế, thẻ ATM là tên gọi chung của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành. Thẻ ATM bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Sở dĩ người dân có sự nhầm lẫn này là bởi thẻ ghi nợ thường được sử dụng phổ biến tại máy rút tiền tự động ATM hơn là thẻ tín dụng.

Khi làm mất thẻ ghi nợ, chủ thẻ cũng không dễ bị mất tiền, bởi muốn rút tiền trong thẻ, cần phải có mã PIN. Nếu kẻ xấu thử rút tiền trong thẻ của bạn, thẻ sẽ bị khóa nếu nhập sai mã PIN  3 lần.

Bạn chỉ có thể mất tiền nếu  đặt mật khẩu quá dễ đoán hoặc người lấy thẻ là người biết mật khẩu của bạn. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

lam mat the ngan hang
Làm mất thẻ ngân hàng có thể bị mất tiền (Ảnh minh họa)

Làm mất thẻ tín dụng

Theo Thông tư 19, thẻ tín dụng (hay credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Chẳng hạn, ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho anh A là 100 triệu đồng. Khi anh A cầm thẻ này đi mua sắm, Ngân hàng sẽ tạm ứng cho A tối đa 100 triệu đồng để thanh toán cho đơn vị bán hàng. Sau đó, anh A mới hoàn trả lại số tiền đã tiêu dùng cho ngân hàng.

Như vậy  nếu như thẻ ghi nợ nộp tiền trước, tiêu sau thì thẻ tín dụng là loại thẻ tiêu trước và trả sau.

Chính vì vậy, người dân khi làm mất thẻ tín dụng sẽ rất dễ mất tiền. Bởi, kẻ xấu có thể tiêu hết số tiền trong hạn mức ngân hàng đã cấp cho chủ thẻ; trong khi, thẻ tín dụng không cần nhập mã PIN khi thanh toán.

Kẻ xấu chỉ cần dùng các thông tin in trên thẻ là đã có thể thanh toán hay mua hàng trực tuyến.

Những rủi ro đến từ thẻ tín dụng có thể xuất phát từ việc làm mất thẻ nhưng đơn giản hơn, chủ thẻ cũng có thể mất tiền nếu cho người thân, bạn bè mượn thẻ; giao thẻ cho nhân viên nhà hàng để tiến hành thanh toán dẫn đến những thông tin trên thẻ bị lộ.

Làm gì khi bị mất thẻ ngân hàng?

Để tránh bị mất tiền, khi làm mất thẻ ngân hàng, bạn cần làm ngay những việc sau:

- Gọi đến tổng đài hỗ trợ của ngân hàng nơi cấp thẻ và yêu cầu tạm thời khóa thẻ. Khi báo khóa tài khoản, dù kẻ xấu biết mã Pin của thẻ hoặc nhập đầy đủ thông tin trên thẻ tín dụng cũng không thể tiến hành được các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền hay thanh toán.

Nếu ngân hàng không hỗ trợ khóa thẻ qua điện thoại, bạn cần nhanh chóng đến trực tiếp các chi nhánh gần nhất của ngân hàng đó để khai báo.

- Đến ngân hàng, mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để làm lại thẻ.

Trên đây, LuatVietnam đã thông tin đến bạn những rủi ro khi làm mất thẻ ngân hàng và cách khắc phục những rủi ro này. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ 19006192 để chúng tôi hỗ trợ bạn.

>> Thẻ tín dụng: Tất cả những điều cần biết trước khi sử dụng

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận đông đảo trong hệ thống các tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.