Làm gì khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc?

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc để xảy ra sự cố nghiêm trọng là điều vô cùng đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải không có cách để ngăn chặn và xử lý loại sự cố này.

Sự cố nào được đánh giá là nghiêm trọng?

Theo khoản 7 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, sự cố kỹ thuật nghiêm trọng gây mất an toàn, vệ sinh lao động là sự cố lớn, xảy ra trên diện rộng, vượt qua khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, của địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất và nhiều địa phương.

Làm gì khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc?

Làm gì khi có sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc? (Ảnh minh họa)

Phòng hơn chữa

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là việc mà mọi doanh nghiệp nên làm. Đây cũng là nội dung pháp luật buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 8 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, theo đó, mỗi doanh nghiệp phải:

- Xây dựng và phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý sự cố kỹ thuật nghiêm trọng, bao gồm các nội dung:

+ Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở lân cận;

+ Phương tiện kỹ thuật; thiết bị đo lường cần thiết;

+ Cách thức, trình tự xử lý sự cố.

- Định kỳ tổ chức diễn tập phương án đã phê duyệt;

- Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để ứng cứu kịp thời.

04 biện pháp cần làm ngay khi có sự cố nghiêm trọng

Pháp luật đã dự liệu các biện pháp xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng cụ thể tại khoản 2 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:

- Ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, vật tư, chất và các hoạt động tại nơi có sự cố;

- Không được buộc người lao động tiếp tục làm việc hoặc trở lại nơi làm việc khi các nguy hiểm chưa được khắc phục;

- Thực hiện các biện pháp để cứu người và tài sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố;

Chú ý:

- Sự cố xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để kịp thời ứng phó;

- Sự cố xảy ra liên quan đến nhiều cơ sở, địa phương thì cơ sở, địa phương nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm ứng phó và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp;

- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của mình thì các cơ sở, địa phương phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động cơ sở, địa phương khác tham gia ứng cứu;

- Các cơ sở, các địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện và phối hợp thực hiện ứng cứu khẩn cấp trong phạm vi, khả năng của mình.

Xảy ra sự cố tại nơi làm việc là điều không một ai mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp không may, mọi nguồn lực phải được huy động để ngăn chặn kịp thời và hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra.

Xem thêm:

Người lao động cần làm gì để tự bảo vệ mình tại nơi làm việc?

Hành vi nào bị cấm trong an toàn, vệ sinh lao động?

Làm gì khi xảy ra sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục