Cần làm gì khi bị lộ số CMND, Căn cước công dân?

Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD) là loại giấy tờ nhân thân vô cùng quan trọng. Việc để lộ thông tin trên CMND/CCCD tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiệt hại về tài sản, tốn thời gian để xử lý vướng mắc...

Làm gì khi bị lộ số CMND/CCCD?

Việc bị lộ CMND, CCCD tưởng chừng như vô hại nhưng chấp chứa rất nhiều nguy cơ bị lừa đảo, ảnh hưởng đến tài sản cá nhân... Sau đây là một số cách phòng ngừa rủi ro khi bị lộ thông tin trên CMND/CCCD:

Thu hồi ảnh CMND/CCCD ngay khi gửi nhầm

Nếu lỡ tay gửi ảnh CMND/CCCD của mình cho người khác qua mạng xã hội như facebook, zalo,… người gửi cần nhanh chóng thu hồi ngay tin nhắn bằng cách nhấn giữ vào tin nhắn một lúc, sau đó chọn thu hồi.

Đây là cách xử lý mang tính tạm thời và chỉ thực sự hiệu quả nếu như người nhận chưa đọc được tin nhắn, hoặc người bên đó đã đọc tin nhắn nhưng chưa lưu ảnh CMND/CCCD về máy.

Kiểm tra thông tin mở tài khoản ngân hàng và các khoản vay tài chính

Các thông tin trên CMND/CCCD có thể bị người khác đăng ký mở tài khoản ngân hàng, vay tín dụng hoặc nhằm các mục đích xấu khác.

Cách duy nhất để kiểm tra số CMND/CCCD đã đăng ký tài khoản ngân hàng hay chưa là liên hệ đến từng ngân hàng qua tổng đài chăm sóc khách hàng và yêu cầu nhân viên hỗ trợ về tài khoản ngân hàng. Sau đó cung cấp thông tin về số CMND/CCCD để nhân viên ngân hàng tra cứu.

Ngoài ra, để biết mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không, cá nhân có thể tự kiểm tra thông qua trung tâm Thông tin Tín dụng CIC bằng cách truy cập địa chỉ https://cic.gov.vn/ hoặc tải ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại.

Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC là tổ chức có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Đây là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên hoàn toàn có thể yên tâm khi cung cấp thông tin để tra cứu.

Xem thêm: Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không?

Kiểm tra thông tin số điện thoại trả sau

Thông tin về số CMND/CCCD có thể bị kẻ xấu đăng ký sim trả sau, lúc này người bị hại sẽ phải chịu những khoản phí nợ cước trả sau.

Để kiểm tra xem số CMND/CCCD đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414 , nếu như phát hiện một số điện thoại khác mà không phải do mình đăng ký cần nhanh chóng liên hệ đến nhà mạng để phản ánh kịp thời.

Kiểm tra thông tin đăng ký thuế

Hiện nay, nhiều công ty ảo thường ra thông báo tuyển dụng nhân sự để thu hút người khác nộp hồ sơ xin việc, sau đó lấy số CMND/CCCD của người xin việc đăng ký mã số thuế ảo để khai khống chi phí lương, giảm lợi nhuận, từ đó giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Trường hợp nghi ngờ bị lợi dụng lấy số CNMD/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo, có thể truy cập vào địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/, sau đó nhập thông tin để kiểm tra.

Trình báo mất giấy tờ tùy thân

Khi bị mất giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, giấy phép lái xe,… nên trình báo đến cơ quan chức năng để thông báo về việc bị mất, đồng thời làm lại các loại giấy tờ này.

Mục đích thông báo đến cơ quan chức năng vừa để làm lại kịp thời các giấy tờ quan trọng, vừa phòng ngừa trường hợp số CMND/CCCD bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật thì có căn cứ để chứng minh bản thân không có liên quan đến các giao dịch dân sự đó.

Làm gì khi bị lộ số CMND/CCCD? (Ảnh minh họa)

Bị giả thông tin để vay tiền, có phải trả nợ không?

Hiện nay, việc vay tiền tại các tổ chức tín dụng đang càng ngày càng trở nên dễ dàng khi người vay chỉ cần cung cấp số CMND/CCCD, số điện thoại... là có thể được xét duyệt khoản vay. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu đã đánh cắp thông tin cá nhân của người khác để lừa đảo vay tiền, khiến nhiều người bỗng trở thành con nợ lúc nào không hay.

Dưới góc độ pháp lý, theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định trên, việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ. Trong đó, nếu một người bị lấy cắp hoặc giả thông tin cá nhân là CMND/CCCD, số điện thoại… để vay tiền thì họ không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Vậy cách giải quyết là gì?

Khi biết mình “dính nợ” do bị giả thông tin, người bị hại nên yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn như thời gian vay, số tiền vay, lãi suất… Sau đó, trình báo sự việc cho cơ quan công an để tiến hành điều tra, xác minh cũng như có phương án xử lý với người lấy cắp thông tin.

Theo Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

- Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;

- Công an điều tra cấp huyện: Có nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;

- Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài…

Tên đây là giải đáp về Làm gì khi bị lộ số CMND/CCCD? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(16 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.