Làm giả văn bằng, chứng chỉ, phạt tù đến 07 năm
Làm giả bằng cấp, chứng chỉ là một trong những hành vi bị cấm. Theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt hành chính
Làm giả văn bằng, chứng chỉ là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được quy định tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, Điều 16 Nghị định 138 quy định, phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Ngoài ra, cũng theo Điều 16, người có hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Mức phạt khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài quy định về xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi làm giả bằng cấp, chứng chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Cụ thể, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;- Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;- Thu lợi bất chính từ 10 đến dưới 50 triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng.Như vậy, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm, người làm văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.
Gần đây, các loại văn bằng, chứng chỉ giả được rao bán tràn lan thông qua Internet và được làm giả vô cùng tinh vi. Trong đó, đã có nhiều đường dây làm bằng giả bị cơ quan chức năng bắt giữ và khởi tố hình sự.
Trên đây là các quy định về: Làm bằng giả bị phạt như thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Mẫu Giấy triệu tập của Công an mới nhất 2022 (25/05/2022 19:00)
- Ngày 25/05: Có 1.344 ca mắc COVID-19; 2 F0 tử vong (25/05/2022 17:51)
- Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp ở đâu? (25/05/2022 16:00)
- Công ty TNHH phá sản, ai phải chịu trách nhiệm? (25/05/2022 15:00)
- Mẫu Tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em chuẩn, mới nhất (Mẫu X01) (25/05/2022 14:20)
- Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên? (25/05/2022 13:00)
- Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021 (23/02/2021 16:00)
- Điểm mới của Thông tư 116/2020/TT-BTC về quản trị công ty đại chúng (23/02/2021 15:00)
- Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền tiến hành thế nào? (23/02/2021 14:00)
- Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cấp phù hiệu xe mới nhất (23/02/2021 13:03)
- Sa thải - Toàn bộ quy định cần biết để tránh (23/02/2021 10:00)