Lái xe dùng ma túy, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm?

Gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng gây hoang mang trong dư luận, có liên quan đến việc lái xe dùng ma túy. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp vận tải có phải chịu trách nhiệm không?

Doanh nghiệp phải quản lý lái xe

Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình kinh doanh vận tải là một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp vận tải (theo điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 86/2014/NĐ-CP).

Đồng thời, chủ doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm sử dụng lái xe bảo đảm sức khỏe theo tiêu chuẩn, quản lý và theo dõi sức khỏe, hồ sơ sức khỏe của lái xe (Điều 11 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT).

Mặc dù, đã có quy định cụ thể nhưng tình trạng lái xe sử dụng ma túy chỉ được phát hiện sau khi lái xe bị xử lý vi phạm hành chính đột xuất hoặc sau tai nạn gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Để hạn chế tình trạng này, theo Thông báo 23/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô thực hiện nghiêm quy định về khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, trước hết là lái xe có khối lượng lớn, xe công-ten-nơ, hoàn thành trong Quý I/2019.

Lái xe dùng ma túy, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm?
Lái xe dùng ma túy, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm? (Ảnh minh họa)

Chủ doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiên giao thông.

Cụ thể, người nào giao cho người mà biết rõ người đó đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác… gây thiệt hại cho người khác có thể bị phạt tù tới 7 năm, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm.

Như vậy, trong trường hợp chủ doanh nghiệp vận tải biết rõ người đó có sử dụng chất ma túy mà vẫn để người này điều khiển ô tô gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người khác sẽ bị liên đới chịu trách nhiệm.

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.