Điều kiện kinh doanh thực phẩm biến đổi gen năm 2024

Thực phẩm biến đổi gen đang dần trở nên phổ biến. Để kinh doanh loại thực phẩm này, các cơ sở kinh doanh cần lưu ý đảm bảo những điều kiện theo luật định. Cùng tìm hiểu điều kiện kinh doanh thực phẩm biến đổi gen cụ thể là gì thông qua bài viết sau.

1. Thực phẩm biến đổi gen là gì?

Thực phẩm biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen (Ảnh minh hoạ)

Theo khoản 24 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, thực phẩm biến đổi gen được định nghĩa là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.

Hiện nay thực phẩm biến đổi gen không quá xa lạ với người tiêu dùng. Nhiều loại thực phẩm biến đổi gen phổ biến có thể kể đến như đậu nành, khoai tây... Và theo quy định hiện hành các loại thực phẩm này phải đảm bảo một số điều kiện kinh doanh để được đưa đến tay người tiêu dùng.

2. Điều kiện kinh doanh thực phẩm biến đổi gen

dieu-kien-kinh-doanh-thuc-pham-bien-doi-gen
Điều kiện kinh doanh thực phẩm biến đổi gen (Ảnh minh hoạ)

2.1. Điều kiện kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm

Theo Điều 38 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2018/NĐ-CP) khi tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh, sản xuất sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm thì phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Sinh vật biến đổi gen này đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen đã có cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;

- Sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen này đã có Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, trừ trường hợp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm bị thu hồi theo quy định tại Điều 29 Nghị định 69/2010/NĐ-CP

- Ngoài ra còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2.2. Điều kiện được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm

Căn cứ quy định tại Điều 27 Nghị định 69/2010/NĐ-CP để sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, phải đáp ứng được một trong hai điều kiện như sau:

- Được Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen thẩm định hồ sơ và kết luận sinh vật biến đổi gen này không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người.

- Được ít nhất 05 nước phát triển cho phép dùng làm thực phẩm và chưa xảy ra bất kỳ rủi ro nào ở các nước đó.

2.3. Điều kiện về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen

Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật An toàn thực phẩm 2010, các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen bao gồm:

(i) Nhóm các điều kiện chung (Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010)

- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ các quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, các tác nhân gây ô nhiễm và những chất khác trong thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.

- Ngoài ra, tùy từng loại thực phẩm mà phải đáp ứng một hoặc một số quy định về: sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong việc sản xuất, kinh doanh; bao gói và ghi nhãn; bảo quản thực phẩm.

(ii) Ngoài các điều kiện chung nêu trên, bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen còn phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, một số điều kiện khác được hướng dẫn tại Điều 9, 10 Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:

- Tuân thủ quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

- Quy định về ghi nhãn đối với hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng để làm thực phẩm.

3. Cách ghi nhãn hàng hóa là thực phẩm chứa sinh vật biến đổi gen

Theo điểm d khoản 2 Điều 44 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thực phẩm chứa sinh vật biến đổi gen phải được ghi nhãn theo đúng quy định, trong đó phải có cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”.

Cụ thể hơn, việc ghi nhãn đối với hàng hóa là thực phẩm chứa sinh vật biến đổi gen được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư liên tịch 45/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHCN như sau:

- Tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hóa là thực phẩm trong đó có chứa sinh vật biến đổi gen với tỷ lệ trên 5% mỗi thành phần thì phải thể hiện các thông tin có liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn bên cạnh việc tuân thủ các quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Phải ghi bằng tiếng Việt cụm từ “biến đổi gen” bên cạnh tên thành phần nguyên liệu biến đổi gen cùng với hàm lượng trên nhãn.

- Đối với các sản phẩm có diện tích ghi nhãn dưới 10cm2 thì bắt buộc phải có tên hàng hóa và cụm từ “biển đối gen” còn các nội dung bắt buộc còn lại phải được ghi trong tài liệu đính kèm với hàng hóa.

Trên đây là thông tin liên quan đến điều kiện kinh doanh thực phẩm biến đổi gen. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.