Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Để sản xuất một chương trình truyền hình cần kết hợp hàng loạt các yếu tố trong đó không thể không kể đến kịch bản chương trình - xương sống của cả chương trình. Với tầm quan trọng như vậy, kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ sở hữu trí tuệ không?

Kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không?

Kịch bản là một văn bản thể hiện bằng từ ngữ, phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn ngữ cần thiết để kể một câu chuyện. Như vậy, dưới góc độ sáng tác, có thể xem kịch bản chương trình truyền hình là loại hình tác phẩm văn học được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể.

Theo quy định chung tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Thêm một điểm nữa, hiện tại pháp luật có quy định cụ thể các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Qua đây, có thể xác định kịch bản chương trình truyền hình được xem là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành.

kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ khôngKịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không? (Ảnh minh họa)

Kịch bản chương trình truyền hình được bảo hộ dưới dạng nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì kịch bản chương trình truyền hình được bảo hộ quyền tác giả theo loại hình thức tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết khác. Thời điểm bảo hộ sẽ được phát sinh kể từ thời điểm kịch bản chương trình truyền hình được sáng tạo ra và thể hiện dưới dạng chữ viết.

Mặc dù không bắt buộc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Bản quyền tác giả (khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP) nhưng thủ tục này cần được thực hiện bởi nó sẽ giúp tác giả, chủ thể hữu tác phẩm bảo vệ quyền lợi của họ một cách tối ưu khỏi những hành vi vi phạm không lường trước được trong tương lai.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi kịch bản chương trình truyền hình có được bảo hộ không, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6102 để được giải đáp.

>> Quyền tác giả là gì? Nội dung bảo hộ quyền tác giả

>> Quyền tác giả thuộc về tác giả của tác phẩm hay công ty?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?