Không xây dựng thang bảng lương bị phạt thế nào?

Doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thoả thuận mức lương và trả lương cho người lao động. Theo quy định, doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương có bị xử lý?

Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương 

Theo Điều 93 Bộ luật Lao động 10/2012/QH13 người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương, cụ thể:

- Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

- Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

- Sau khi hoàn thành việc xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải gửi thang lương, bảng lương đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.

Không xây dựng thang bảng lương bị phạt thế nào?

Không xây dựng thang bảng lương, doanh nghiệp bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Không xây dựng thang bảng lương phạt tới 05 triệu đồng

Theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP), người sử dụng lao động không xây dựng thang lương, bảng lương bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;

+ Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

+ Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

+ Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

Ngoài ra, người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.

Xem thêm:

Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2019 

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.