Không xác định được nơi thường trú xin cấp CMND thế nào?

Có không ít trường hợp không đăng ký thường trú ở bất cứ nơi nào, người đó rơi vào tình trạng không xác định được nơi thường trú. Vậy, muốn xin cấp Chứng minh nhân dân (CMND) thủ tục thế nào?


Đối tượng được cấp CMND

Theo Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA, đối tượng được cấp CMND:

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định của Nghị định này.

Theo đó, mỗi công dân chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng.

Thêm vào đó, điểm a khoản 1 Điều 6 Văn bản này quy định, công dân có nghĩa vụ phải đến cơ quan Công an làm thủ tục cấp CMND mới phải xuất trình hộ khẩu thường trú.

Như vậy, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi có nghĩa vụ làm CMND tại cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Không xác định được nơi thường trú xin cấp CMND thế nào?
Không xác định được nơi thường trú xin cấp CMND thế nào? (Ảnh minh họa)

Thủ tục xin cấp CMND khi không xác định được nơi thường trú

Theo Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Trường hợp không xác định được thường trú hoặc nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, người không xác định được nơi thường trú xin cấp CMND phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đang sinh sống.

Hiện nay, căn cước công dân được sử dụng thay thế cho CMND 9 số và 12 số mẫu cũ trước đây.

Thủ tục cấp Căn cước công dân mới nhất như sau:

+ Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân

+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đang sinh sống

+ Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định

+ Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân;

+ Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ.

Trường hợp có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Xem thêm:

Một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân

4 trường hợp Công an được kiểm tra CMND

Mức phạt khi dùng CMND quá hạn

Luật Cư trú: 8 điểm mới người dân cần biết trong năm 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?